Home / Uncategorized / BỆNH THỐI TRÁI ỚT TRONG MÙA MƯA

BỆNH THỐI TRÁI ỚT TRONG MÙA MƯA

Bệnh thán thư lây lan mạnh vào mùa mưa, vì bào tử của nấm phát tán nhờ gió và nước mưa đến khắp tán của cây ớt.

Ớt có thể trồng quanh năm nhưng nếu trồng trong mùa mưa sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư (còn gọi là bệnh nổ trái hay đém trái), bệnh thối đọt non trên một số giống ớt trồng phổ biến hiện nay.

Bệnh thán thư lây lan mạnh vào mùa mưa, vì bào tử của nấm phát tán nhờ gió và nước mưa đến khắp tán của cây ớt. Bào tử nấm bệnh thán thư phát triển thuận lợi và dễ dàng xâm nhiễm vào trái ớt trong điều kiện ẩm độ từ 80 – 100% và nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Vết bệnh điển hình trên trái có dạng hơi tròn đến bầu dục, hơi lõm vào thịt trái, bệnh càng nặng vết lõm càng rộng, màu nâu xung quanh, ở giữa màu vàng cam đậm và có nhiều vòng đồng tâm.

Bệnh thối đọt non thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc gặp khi thời tiết ẩm có nhiệt độ khá cao. Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây. Mô cây nơi bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm ra. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi phần bị thối thường thấy có tơ nấm màu trắng và tận cùng có hình tròn màu đen.

Để phòng trị bệnh thán thư trái ớt hay bệnh thối đọt non một cách hiệu quả phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ.

Trước khi trồng cần thu gom cây, trái ớt vụ trước, đem tiêu hủy để tránh nguồn bệnh lây lan cho vụ sau.

Lên líp cao và thoát nước tốt, nên phủ bạt nilon trên mặt liếp trồng để hạn chế sâu bệnh hại từ đất lây lan lên cây.

Chọn giống sạch bệnh, ngâm hạt giống khỏe và sạch bệnh vì nấm bệnh thán thư có khả năng lan truyền qua hạt giống.

Trồng ớt ở mật độ thích hợp, tránh trồng dầy vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Leave a Reply