Home / Uncategorized / BỆNH ĐỐM LÁ VI KHUẨN ỚT

BỆNH ĐỐM LÁ VI KHUẨN ỚT

Triệu chứng bệnh đốm lá vi khuẩn ớt

  • Triệu chứng bệnh đốm lá vi khuẩn có thể xuất hiện trên thân, lá và trái ớt. Trên lá, vết bệnh là những đốm tròn, sũng nước, sau đó chuyển thành màu vàng ở giữa màu nâu và có mép mỏng vàng. Bệnh thường xuất hiện mặt dưới của lá
  • Trên trái, vết bệnh màu nâu giống như mụn xuất hiện bề mặt trái, vết bệnh thon dài hẹp có thể ở trên thân, cuốn trái và trái. Ban đầu các đốm bệnh có màu xanh tái, sau đó mở rộng và chuyển thành màu nâu, kích thước vết bệnh có thể đạt 5 mm, vết bệnh thường ướt. Nhiều đốm bệnh liên kết với nhau tạo thành các vết bệnh lớn làm cho cả trái bị hư

 

Tác nhân và chu kỳ gây bệnh

  • Bệnh đốm lá vi khuẩn ớt do vi khuẩn Xanthomonas campestrispv. Vesiccatoria gây ra
  • Vi khuẩn trên có thể gây hại cả ớt ngọt (ớt chuông) và cà chua
  • Cây ớt sau khi trồng khoảng 40-50 ngày thường bị vi khuẩn tấn công
  • Vi khuẩn gây bệnh đốm lá có thể tồn tại một vài ngày đến một vài tuần trong đất, tuy nhiên trên thân cây, lá và trái ớt vi khuẩn có thể tồn tại lâu hơn

Phòng và trị bệnh

  • Xử lý hạt bằng nước nóng hoặc calcium hypochlorite để tiêu diệt mầm đốm lá vi khuẩn có trên hạt ớt trước khi đem ươm. Nhiệt độ thích hợp xử lý hạt là 500C trong vòng 25 phút
  • Thuốc hóa học khuyến cáo xử dụng là hỗn hợp đồng + mancozeb + streptocycline phun định kỳ để phòng và trừ bệnh
  • Hạn chế tối đa sử dụng hệ thống tưới phun mưa để tưới cho vườn ớt
  • Khi bón phân đạm và kali thấp, và hàm lượng magie và canxi cao có thể làm gia tăng khả năng cây bị bệnh, trong đó bón vôi nhiều cũng có thể làm cho ớt dễ nhiễm bệnh hơn

Leave a Reply