Home / Uncategorized / SÂU ĂN LÁ ( DIAPHANIA INDICA) HẠI TRÊN CÂY KHỔ QUA

SÂU ĂN LÁ ( DIAPHANIA INDICA) HẠI TRÊN CÂY KHỔ QUA

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – SINH HỌC

Bướm có chiều dài thân từ 10 – 12 mm, sải cánh rộng từ 20 – 25 mm. Bướm có cánh trước màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo cạnh trước của cánh trước và cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau. Thời gian sống của bướm từ 5 đến 7 ngày và một bướm cái đẻ từ 150 – 200 trứng.

Trứng màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng, được đẻ riêng lẻ trên cả hai mặt lá, nhất là đọt và trái non. Thời gian ủ trứng từ 4 – 5 ngày.

Sâu màu xanh lá cây nhạt, có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể rất rõ. Đủ lớn ấu trùng dài từ 20 – 25 mm. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 10 – 20 ngày.

Nhộng màu nâu nhạt khi mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen. Thời gian nhộng từ 6 – 7 ngày.

  
Ấu trùng (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT), thành trùng (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI

Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá. Khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non. Sâu còn ăn trái non làm cho trái bị thối và rụng. Khi trái lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới, nơi phần trái chạm mặt đất và cạp lớp da bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lổ. Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại.

  
Ấu trùng gây hại vỏ trái dưa hấu, đục trái khổ qua (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Có thể dùng tay bắt sâu khi mật số còn ít hoặc áp dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng trước khi sâu cuốn lá lại.

Khi cần thiết có thể dùng các loại thuốc như PERAN 50EC, CYPERAN để phòng trị.



Leave a Reply