Home / Uncategorized / MỘT SỐ LOẠI NHỆN GÂY HẠI TRÊN CÂY RAU MÀU

MỘT SỐ LOẠI NHỆN GÂY HẠI TRÊN CÂY RAU MÀU

Nhện là loài sinh vật gây hại phổ biến trên cây có múi, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và khô. Nhóm nhện gây hại thường có kích thước rất nhỏ, không giống với các loài nhện thiên địch. 

Nhện có vòng đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao, tạo nhiều thế hệ trong một năm, vì thế dễ bộc phát thành dịch trong một thời gian ngắn. Trên cây có múi phổ biến có 3 loài nhện. 

1. Nhện đỏ

Loài này gây hại trên lá và quả là một trong những dịch hại nguy hiểm trên họ cam quýt và các loại cây trồng khác. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô. Chúng chích hút trên lá và trái để lại triệu chứng giống như bị cào, trên vỏ quả phủ một lớp màu vàng xạm, trên mặt lá xuất hiện các điểm sáng.

Hình 1: nhện đỏ
 Nhện đỏ (Panonychus citri) a – Đặc điểm nhận dạngTrường thành: Con cái có thân dài khoảng 0,4mm, màu đỏ đậm, chân nâu vàng nhạt, trên cơ thể có lông cứng. Con đực trưởng thành có cơ thể nhỏ hơn nhưng chân dài hơn con cái, thân dài 0,2 – 0,3mm.

Trứng: Hình cầu dẹt, giống củ hành, có cuống dài, được đẻ ở gần chính của mặt trên lá.

Nhện non: Nhện non mới nở có màu trắng vàng, tuổi 2 màu nâu đỏ, tuổi 3 màu đỏ sẫm.

 

Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ Đông Xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vòng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây cam quýt gần với nương chè thường hay có nhện đỏ phá hoại.

Nếu có nhiều nhện đỏ lá cây xuất hiện nhiều đốm bạc, cành lá non bị vàng. Khi cây thời kỳ quả non tháng 1, 2 nếu có nhện đỏ ăn vào phần vỏ quả sau này quả bị rám (màu xám đen).

c – Biện pháp phòng, trừ

Trong tự nhiên, nhện đỏ có rất nhiều thiên địch tấn công, do vậy cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch.

Phòng: bón phân cấn đối, tưới nước đầy đủ hợp lý trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu.

Biện pháp canh tác: cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.



Biện pháp sinh học: bảo vệ và lợi dụng các loại thiên địch tự nhiên.

Trừ nhện đỏ: Trừ nhện khi cần thiết thì dùng thuốc: Comite

73EC, Furmite: 12ml + 30ml, Dầu khoáng SK hoặc Ortus 5SC, Pegasus 500 SC, Nissorun 5EC, sokupi 0.36AS + dầu khoáng pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng trừ sâu… phun ướt cả mặt lá dưới. Nếu đã bị nhện phá hại nặng phải phun liên tục 2-3 lần với các loại thuốc khác nhau tránh hiện tượng nhờn thuốc đối với nhện đỏ, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

2. Nhện rám vàng

Nhện rám vàng tập trung nhiều trên  phần vỏ trái hướng ra phía ngoài tán lá, chúng tấn công quả làm quả bị méo mó, nhỏ, tạo những vết nâu hơi xám, những quả bị hại do nhện giảm nước nhanh hơn quả không bị hại và hư hỏng một cách nhanh chóng. 

Hình 2: nhện rám vàng
Nhện rám vàng (Phyllocoptura oleivora) a – Đặc điểm nhận dạngTrưởng thành: Màu vàng, có kích thước cơ thể rất nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường. Cơ thể hình củ cà rốt hơi dẹt, dài 0,150,17mm.

Trứng: Có hình cầu, màu trắng hơi vàng, được đẻ rải rác trên quả hoặc gân chính của lá.

 

Nhện rám vàng tập trung chích hút dịch trên vỏ quả, làm vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn.

Ðây là loài nhện gây hại quan trọng nhất hiện nay trên cam quýt. Nhện có thể gây hại trên quả, lá và cành nhưng gây hại nhiều nhất trên quả. Nhện gây hại từ khi quả vừa mới đậu cho đến khi thu hoạch, tuy nhiên Nhện tập trung mật độ rất cao trên quả non. Gây hại bằng cách cạp và hút dịch của vỏ quả (trái), tập trung nhiều trên phần vỏ trái hướng ra phía ngoài tán lá. Sự phá hại của Nhện trên vỏ trái làm trái bị rám và có hiện tượng da nám (da lu) (mầu nâu, nâu đen, hoặc mầu đồng đen ) và da cám (vỏ hơi bị sần sùi hoặc không trơn láng, mầu nâu xám, xám trắng hoặc xám bạc). Khi mật độ Nhện cao, vỏ trái và lá như bị phủ một lớp lông sần sùi. Trái bị gây hại thường có vỏ dầy hơn bình thường và có kích thước nhỏ hơn các trái không bị  hại. Khi trồng mật độ cao, Nhện vàng cũng gây hại trên lá và cành non. Do chu kỳ sinh trưởng rất ngắn nên Nhện Vàng có khả năng bùng phát rất nhanh. Phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài vài tháng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác).

c – Biện pháp phòng, trừ: như nhện đỏ

3. Nhện trắng

Thường tạo vết rám, xạm trên chanh, làm giảm giá trị thương phẩm. Chúng có mức độ gây hại phổ rộng trên các nhóm lá rộng, cây cảnh và cỏ. ẩm độ mùa hè là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

Vụ chanh nghịch, hay vụ cam xuân hè thường bị ảnh hưởng nặng. Vết hại có màu vàng bạc hay chì màu da xạm giống như màu da cá mập và lan rộng ra khắp bề mặt quả, thỉnh thoảng vết xạm giống như màu đồng thiếc, quả thấp trên cây thường bị hại nặng đầu tiên. 

Nhện trắng gây hại trên lá non của cam quýt, thường giai đoạn vườn ươm của cây bị thiệt hại nặng và có thể tìm thấy chúng ở dưới mặt lá, chúng làm lá rậm rạp và méo mó, mép lá bị cong xuống và thường biểu hiện màu đồng thiếc ở mặt dưới lá. Thân non sinh trưởng còi cọc, cây trồng giống như ảnh hưởng của thuốc cỏ.

Hình 3: nhện trắng

 Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Banks a – Đặc điểm nhận dạng

Trưởng thành: Có kích thước rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Trưởng thành cái có thân dài khoảng 0,2mm, hình ô van, màu trắng trong. Trưởng thành đực có cơ thể nhỏ hơn, thân dài khoảng 0,15mm, hình ô van, nhọn 2 đầu, màu trắng vàng.

Trứng: Có hình quả dứa bổ đôi, màu trong, trên mặt có các u lồi màu trắng như bụi phấn, xếp thành 5-6 dãy.

Nhện non: Màu trắng sữa, nhện non chỉ có 1 tuổi sau một lần lột xác thì hóa trưởng thành.

Nhện trưởng thành cái đẻ trứng ở mặt dưới lá non, cành non, quả non, cuống hoa hay hoa với số lượng khoảng 25 trứng.

+ Thời gian ủ trứng: 2-3 ngày.

+ Ấu trùng: 2-3 ngày.

+ Trưởng thành cái và đực: 11-12 và 15-16 ngày.

b – Tập tính sinh sống và gây hại

Nhện trắng là loài đa thực, gây hại nhiều loại thực vật, trong đó có các lọai cây ăn quả có múi. Nhện trắng sống ở mặt dưới lá non, trong kẽ lá, búp ngọn non, nụ hoa, quả non.

Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu xám trắng ở trên vỏ quả. Nhện trắng làm lá non và búp non chùn lại.

Nhện trắng thường tấn công phần vỏ trái non nằm trong tán lá, khi trái bị hại, bề mặt vỏ trái bị mất màu, giống như triệu chứng da cám.

c – Biện pháp phòng, trừ

Phòng: Bón phân cấn đối, tưới nước đầy đủ hợp lý trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu.

Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.

Biện pháp sinh học: Bảo vệ và lợi dụng các loại thiên địch tự nhiên như: kiến vàng, bọ rùa, bọ cánh cứng….

Trong điều kiện tự nhiên, nhóm Nhện gây hại cũng bị rất nhiều loài thiên địch tấn công nên mật độ của chúng thường không cao, tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên các thuốc hóa học có phổ rộng đã tiêu diệt nhiều loài thiên địch của Nhện gây hại, điều này sẽ đưa đến sự gia tăng mật độ và sự bộc phát của Nhện. Nhiều loại thuốc hóa học khi sử dụng liên tục sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc trên Nhện. Bên cạnh đó, một số loại thuốc còn có khả năng làm gia tăng mật độ Nhện gây hại qua việc kích thích sự sinh sản của Nhện hoặc cũng có thể thuốc đã làm thay đổi các đặc tính sinh lý của cây ký chủ. Ngoài biện pháp hoá học, nhiều biện pháp sinh học cũng được áp dụng như sử dụng các Nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae.

Khi mật độ Nhện đạt 3 con /lá hoặc quả thì sử dụng các loại thuốc đặc trị. Để ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau.

Biện pháp hóa học: Dùng Polytrin 25ml/10lít nước hoặc Ortus, Pegasus, Comite hoặc dầu khoáng trừ sâu… pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất phun ướt cả mặt lá dưới và phun lúc cây ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun liên tục 2 – 3 lần với các loại thuốc khác nhau, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

Ở những vùng thường xuyên bị rám quả, tiến hành phòng trừ nhện hai đợt bằng Ortus 5 SC 0,1% hoặc Comite 73 EC 0,1%. Dầu phun trừ sâu Caltex 0,5%.

Đợt 1: Khi quả lớn bằng đầu ngón tay hay có đường kính khoảng 1cm  Đợt 2: Phun sau đợt 1 khoảng từ 7- 10 ngày.

Leave a Reply