Hiện nay héo xanh vi khuẩn là một loại bệnh hại đặc trưng của các cây họ cà (ớt, cà chua, khoai tây,…) và họ bầu bí (dưa hấu, dưa leo, bí…). Bệnh gây hại nặng có thể khiến cây chết trong vườn lên đến hơn 50% nếu không phòng trừ, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp xin giới thiệu tới quý nhà vườn một số thông tin và biện pháp phòng ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên các cây họ cà và họ bầu bí.
1. Tác nhân và triệu chứng
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Chúng tấn công và di chuyển trong mạch dẫn của cây làm hư bó mạch, khiến cho cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết.
Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh, ban đầu xảy ra ở một cành hoặc một nhánh, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây tươi lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục được nữa và chết hẳn.
Nếu nhổ cây lên ta thấy phần thân và rễ cây bị thối đen, mềm nhũn. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn bị nâu đen, để vào trong ly nước trong thấy có những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra từ vết cắt.
Biểu hiện của bệnh héo xanh:
1. Giọt dịch vi khuẩn
2. Mạch dẫn hóa nâu
3. Bệnh héo xanh trên cây dưa hấu
4. Bệnh héo xanh trên cây cà chua
5. Bệnh héo xanh trên cây ớt
1. Giọt dịch vi khuẩn
2. Mạch dẫn hóa nâu
3. Bệnh héo xanh trên cây dưa hấu
4. Bệnh héo xanh trên cây cà chua
5. Bệnh héo xanh trên cây ớt
2. Điều kiện phát sinh gây bệnh
– Vi khuẩn phát triển thích hợp ở pH 7 – 7,2. Nhiệt độ thích hợp 24 – 37oC. Nhiệt độ gây chết 52oC.
– Bệnh héo xanh phát triển nhanh trên nền đất ẩm ướt, thoát nước kém.
– Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên 6 tháng tháng, trong đất trên một năm.
– Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nước, côn trùng, vết thương cơ giới qua công cụ chăm sóc, qua những lỗ hở tự nhiên trên cây. Đặc biệt tưới nước nhiều, tưới ngập rãnh đều là điều kiện tốt cho bệnh xâm nhiễm phát triển mạnh, lan truyền dễ dàng.
– Vi khuẩn phát triển thích hợp ở pH 7 – 7,2. Nhiệt độ thích hợp 24 – 37oC. Nhiệt độ gây chết 52oC.
– Bệnh héo xanh phát triển nhanh trên nền đất ẩm ướt, thoát nước kém.
– Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên 6 tháng tháng, trong đất trên một năm.
– Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nước, côn trùng, vết thương cơ giới qua công cụ chăm sóc, qua những lỗ hở tự nhiên trên cây. Đặc biệt tưới nước nhiều, tưới ngập rãnh đều là điều kiện tốt cho bệnh xâm nhiễm phát triển mạnh, lan truyền dễ dàng.
3. Biện pháp phòng ngừa
Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, khi cây đã bị bệnh thì không thể cứu chữa, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao mà chỉ hạn chế bệnh lây lan, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.
* Biện pháp canh tác:
– Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng, cỏ dại đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau, không nên trồng hai vụ liên tiếp các cây họ cà, bầu bí.
– Xử lý hạt giống 54oC trong vòng 25 – 30 phút. Dùng hạt giống sạch bệnh.
– Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khoảng 10 – 15 ngày hoặc cày phơi ải. Khi làm đất cần cày bừa kỹ, nên kết hợp với bón thêm vôi bột. Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng.
– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và nhổ bỏ sớm cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác.
Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, khi cây đã bị bệnh thì không thể cứu chữa, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao mà chỉ hạn chế bệnh lây lan, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.
* Biện pháp canh tác:
– Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng, cỏ dại đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau, không nên trồng hai vụ liên tiếp các cây họ cà, bầu bí.
– Xử lý hạt giống 54oC trong vòng 25 – 30 phút. Dùng hạt giống sạch bệnh.
– Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khoảng 10 – 15 ngày hoặc cày phơi ải. Khi làm đất cần cày bừa kỹ, nên kết hợp với bón thêm vôi bột. Lên luống cao để đảm bảo thoát nước tốt khi có mưa hoặc sau khi tưới, không để nước đọng trong ruộng.
– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và nhổ bỏ sớm cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác.
* Biện pháp hóa học:
– Phòng: Sử dụng VD ĐỒNG ĐỎ với liều lượng 15ml/bình 20 lít, phun hoặc tưới định kỳ 5 – 7 ngày/lần, giúp bảo vệ cây trồng, ngăn ngừa nấm bệnh tấn công.
– Sau khi nhổ bỏ cây bị bệnh, nhà vườn cần bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất đồng thời dùng các loại thuốc có các hoạt chất như Oxolinic acid (Starner 20WP…), Kasugamycin (Kasuran 47WP, Kasumin 2SL,…), Streptomycin sulfate (Map Lotus 125WP, Bactocide 12 WP,…),… có thể tưới để hạn chế được bệnh.
– Phòng: Sử dụng VD ĐỒNG ĐỎ với liều lượng 15ml/bình 20 lít, phun hoặc tưới định kỳ 5 – 7 ngày/lần, giúp bảo vệ cây trồng, ngăn ngừa nấm bệnh tấn công.
– Sau khi nhổ bỏ cây bị bệnh, nhà vườn cần bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất đồng thời dùng các loại thuốc có các hoạt chất như Oxolinic acid (Starner 20WP…), Kasugamycin (Kasuran 47WP, Kasumin 2SL,…), Streptomycin sulfate (Map Lotus 125WP, Bactocide 12 WP,…),… có thể tưới để hạn chế được bệnh.