Home / Uncategorized / BỆNH HẠI NHÓM CÂY BẦU BÍ : NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ (P2)

BỆNH HẠI NHÓM CÂY BẦU BÍ : NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ (P2)

3. Bệnh nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis)

Nguyên nhân gây bệnh

– Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-300C, chết ở 550C trong 10 phút, độ pH thích hợp 5,7 – 6,4
– Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển.

Khả năng gây hại

Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi có trên lá và cuống quả. Trên thân lúc đầu là đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đó có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài màu nâu xám và chảy nhựa nhiều hơn, trên đó có các hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử nấm), cả cây có thể bị khô chết.

Biện pháp phòng ngừa

– Thu dọn tàn dư cây trồng
– Bón phân đạm vừa phải
– Phun đẫm lên cây và gốc dưa bằng các thuốc: Revus Opti 440SC hay các hoạt chất Azoxystrobin…

4. Thán thư (Colletotrichum lagenarium)

Nguyên nhân gây bệnh

Bào tử nấm bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nóng, mưa nhiều, từ khi cây dưa đã lớn đến thu hoạch. Bệnh truyền qua tàn dư cây bệnh vụ trước và qua hạt giống truyền bệnh qua vụ sau. Nấm bệnh phá hại nhiều loại cây màu họ dây leo như dưa leo, dưa hấu, khổ qua, bầu, bí,…

Khả năng gây hại

Bệnh gây hại mạnh là giai đoạn hình thành trái.
Trên lá già, đốm bệnh lúc đầu là những điểm tròn màu vàng nhạt, dần biến màu nâu và có các đường vòng đồng tâm.

Trên thân, vết bệnh lõm màu vàng, sau trở thành màu đen, trên mặt vết lõm có lớp
phấn dày màu hồng. Nếu trời khô, ở chỗ vết bệnh tạo thành các đường nứt, khi trời ẩm các mô bào cây bị thối.

Trên trái, vết bệnh có màu nâu đen, tròn, đường kính khoảng 2-4mm, có vòng, khoang hơi lõm vào vỏ, xung quanh có đường viền vàng nâu, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng (phân sinh bào tử). Bệnh nặng, vết bệnh hòa vào nhau tạo thành các vết loét ăn sâu vào trong thịt trái, ảnh hưởng đến phẩm chất trái.

Biện pháp phòng ngừa

– Không để hạt giống từ những trái bị bệnh.
– Thu dọn kỹ tàn dư cây bệnh trên đồng.
– Cày sâu, luân canh cây trồng khác họ.
– Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh và khử vôi.
– Làm luống cao, thoát nước tốt.
– Cân đối đạm, lân và kali.
– Phun Revus Opti 440SC luân phiên với các sản phẩm có hoạt chất Azoxystrobin…

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG



XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79

Leave a Reply