Vệ sinh vườn sạch sẽ, không để cỏ dại trong vườn nhiều đặc biệt là loại cỏ mần trầu.
Không rải vôi lên đầu trụ Thanh Long vì vôi làm dây Thanh Long không quang hợp được và làm thối đầu trụ Thanh Long.
Sử dụng cân đối các loại phân bón gốc trong đó đặc biệt chú ý sử dụng cân đối hàm lượng Đạm, Lân, Kali. Hạn chế sử dụng một số loại phân bón có hàm lượng Đạm cao trong quá trình nuôi trái mà thay vào đó bổ sung một số loại phân có hàm lượng Kali cao.
Tăng cường sử dụng một số loại phân bón trung và vi lượng để bổ sung một số nguyên tố như Đồng ( Cu), Canxi (Ca), Kẽm ( Zn), Mn … để cây Thanh Long tăng sức đề kháng với một số dòng nấm và vi khuẩn gây hại trên cây trồng.
Không tưới nước phủ trên đầu trụ Thanh Long và đặc biệt không tưới nước vào ban đêm vì bệnh đốm tắc kè phát triển mạnh khi điều kiện độ ẩm > 90% và bệnh này lây lan và phát triển vào ban đêm.
Thu gọn các cành và trái bị bệnh tập trung một chỗ và xử lý vôi thường xuyên tại nơi xử lý.
Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng có các thành phần như: N, Ga3,…
BIỆN PHÁP HOÁ HỌC:
ĐỐI VỚI MÙA CHONG ĐÈN:
Bước 1: Trước khi chong đèn 3 ngày.
Phun phủ toàn bộ trụ và phun đẫm luôn dưới gốc bằng bộ đôi sản phẩmSuper Tank 650WP + Elcarin 0.5SL, tưới 3 lần trong 1 chu kỳ trái (trước khi chong đèn 3 ngày, trước khi rút râu 3 ngày, trước khi thu hoạch 7 ngày) để sát khuẩn và nấm cho bộ rễ, kích rễ non phát triển và vệ sinh vườn cho sạch sẽ.
Làm theo chu kỳ từng lứa trái, lứa bông theo các bước sau:
Sau khi thu hoạch xong cào hết lớp đất bề mặt gốc, phơi nắng 3 ngày sau đó phun hoặc tưới bằng Super Tank 650WP + Super Humic K để vệ sinh vườn cho sạch sẽ và kích rễ non phát triển.
Sau đó phủ rơm hoặc phân chuồng ( đã xử lý kỹ) lại. Sau đó tưới sơ cho thấm dều gốc và sang ngày hôm sau tưới như bình thường
Đặc biệt:
Trước khi bón phân 3 ngày hoặc trong mùa mưa mà gốc Thanh Long bị úng thí phải tưới rễ bằng Elcarin 0.5SL trước khi bón phân.