Từ quả ớt có thể bào chế ra các loại thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa (thương hàn, cảm phổi, thiên thời…) nhờ chất capsaicine chứa trong quả ớt. Hiện nay diện tích trồng ớt có chiều hướng gia tăng trong cả nước.
Hệ rễ cọc của cây ớt kém phát triển, nhưng hệ rễ bàng phát triển mạnh hơn nên ớt chịu hạn tốt hơn chịu ngập với yêu cầu đất trồng ớt không chua, tơi xốp, thoát nước tốt.
Ớt trồng 1 lần, thu hoạch nhiều lần. Sức sinh trưởng nhanh, trong thời gian ngắn có thể cho khối lượng thân lá và hoa quả nhiều nhưng dễ nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư.
Do vậy, trồng ớt yêu cầu dinh dưỡng đầy đủ và cân đối nhất là các dinh dưỡng trung, vi lượng. Kinh nghiệm cho thấy bón nhiều phân gà cho ớt không chỉ ít sâu bệnh mà nhiều quả, mã quả đẹp và ăn rất cay.
Trong điều kiện thiếu phân gà, nhiều nông dân ở Hải Dương, Thái Bình đã thâm canh ớt bằng phân bón NPK Văn Điển.
– Phân NPK (5:10:3) dạng viên có hàm lượng dinh dưỡng N=5%, P2O5 =10%, K2o =3% , CaO =15%, SiO=14%, MgO=9%, S=2% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng đạt trên 58%.
– Loại phân bón ĐYT NPK 12.8.12 có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12% và các chất trung lượng CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S = 6% cùng các chất vi lượng Zn, B, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng đạt trên 61%.
Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK), đặc biệt các chất dinh dưỡng trung lượng CaO, MgO, S và vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, B… mà các loại phân bón thông thường không có.
Nhờ vậy cây ớt thân to, mập, khỏe, phân cành mạnh, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế bệnh thán thư, bệnh thối đuôi quả, mã quả đẹp, năng suất, chất lượng cao…
Cách bón phân cho 1 sào ớt như sau:
+ Bón lót: Sau khi làm đất, lên luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rạch thành 2 hàng, toàn bộ 5-7 tạ phân gà; hoặc phân hữu cơ ủ mục, bón 20- 25kg NPK 5:10:3 rải đều theo rạch hoặc theo hốc, lấp đất kín phân
+ Bón thúc 2 lần:
– Bón thúc lần 1: Khi cây ớt bắt đầu phân cành thì bón 17-20kg ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển, bón xa gốc kết hợp vun gốc làm cỏ.
– Bón thúc lần 2: Khi cây ớt có hoa rộ, quả non thì bón từ 17-20kg ĐYT 12.8.12 Văn Điển.
Kinh nghiệm cho thấy, cây ớt cần “chân ẩm, đầu khô” nghĩa là chân luống thường xuyên đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển; nhưng từ mặt luống trở lên phải khô ráo, thoáng khí giúp bộ rễ phát triển mạnh và hạn chế sâu bệnh hại.
Do vậy, giai đoạn cây con, để đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cần tưới hốc cho cây ớt. Từ khi cây bắt đầu phân cành chỉ nên tưới ngấm, không nên té hoặc tưới nước lên thân cành ớt.
Đồng thời loại bỏ các cành sát gốc chỉ để các nhánh từ vị trí chạc 3 trở đi. Cắm cọc chống đỡ để gốc cây luôn thoáng khí.