1.BỌ TRĨ
Bọ trĩ gây hại :Thường tập trung gây hại nặng trên cây dưa ở giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa kết trái non. Bọ trĩ tập trung gây hại các bộ phận non của cây, gây hại ở bộ phận gần gân lá, mặt dưới lá làm cho lá xoăn có mầu vàng.
– ở thân: Bọ trĩ tập trung ở búp non làm cho búp chậm phát triển sau đó khô và chết.
Trên hoa quả non: Bọ trĩ chích hút làm rụng hoa quả, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh vi rút gây hiện tượng xoăn, chùn ngọn.
2.NHỆN ĐỎ
2- Nhện đỏ: Có cơ thể rất nhỏ bé, mầu hồng, đỏ di chuyển nhanh nhẹn, bám nhiều ở mặt lá dưới. Nhện phát triển rất nhanh nhất là khi thời tiết khô âm u mưa to. Nhện dùng vòi chích hút làm cho lá chuyển mầu xanh bạc, xanh nâu sau đó vàng khô và rụng lá.
3.RỆP MUỘI
Là côn trùng chích hút cơ thể nhỏ mầu xanh vàng, sống thành đám trên đọt non, lá, hoa. Rệp có 2 dạng có cánh và không có cánh. Rệp chích hút dịch cây làm cho cây không phát triển. Nếu hại ở giai đoạn hoa, quả làm hoa quả non bị rụng, là môi giới truyền bệnh vi rút gây bệnh khảm lá trên dưa.
4.RUỒI ĐỤC QUẢ
Ruồi đục quả: Ruồi cái dùng vòi đẻ trứng chọc thủng vỏ quả đẻ trứng vào phần trong vỏ quả. Tại lỗ đục của ruồi nước và dịch cây chảy ra, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả. Sau vài ngày trứng nở ra dòi, dòi chui vào thịt quả gây hại làm qủa rụng thối.
Biện pháp phòng ngừa trừ sâu bệnh bằng dầu neem
Dầu neem nguyên chất Neemvin được ép lạnh từ những hạt neem mới thu hái của vùng bán sa mạc Ninh Thuận. Nơi đầy nắng, gió và đất nứt khô cằn cỗi đã cho chất lượng dầu neem rất cao. Nồng độ Aradirachtin – chất đóng vai trò chính trừ sâu của dầu neem đạt hơn 2600 ppm. Ở điều kiện chiết xuất tự nhiên, nồng độ Aradirachtin của dầu Neem Neemvin là rất cao, so với mặt bằng chung là từ 1500-1800ppm. Thường dầu Neem chiết xuất theo phương pháp dung môi mới có hàm lượng Aradirachtin trên 3000ppm.
Màu sắc của dầu Neem nguyên chất Neemvin là màu vàng nâu nhẹ, sánh như mật ong, mùi nồng của tỏi. Phân biệt với các loại dầu Neem chất lượng thấp trên thị trường có màu đen, mùi dầu máy (hexane).
Công dụng và HDSD của dầu neem phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng
Hiệu quả trong bảo vệ thực vật:
Dầu neem trừ sâu sinh học, nó không giết chết côn trùng ngay khi tiếp xúc. Khi côn trùng ăn lá cây phủ dầu neem, liminoids, một thành phần của azadirachtin trong dầu neem, phá vỡ sự sản xuất hormone bình thường ở côn trùng. Nó gây ra sự mất cảm giác ngon miệng ở côn trùng và cản trở quá trình sinh sản bình thường, trưởng thành và lột xác ở ấu trùng.
Tìm hiểu cơ chế diệt sâu bệnh của dầu Neem
Dầu neem diệt sâu bệnh nhưng không gây hại cho ong mật và côn trùng có lợi
– Diệt côn trùng (Bọ trĩ, nhện, rệp vảy, rệp sáp) cho cây trồng như Hoa hồng, hoa lan, Dâu, các rau ăn lá, cây ăn trái
– Diệt bệnh nấm cho cây trồng (Đốm đen, phấn trắng, thán thư, vàng lá)
– Phun trị và phun phòng côn trùng cho cây trồng và khu vườn.
Côn trùng gây hại không xây dựng được cơ chế đề kháng với dầu neem.
Đặc biệt an toàn cho động vật có vú và côn trùng có lợi.
Phun trị:
– Dùng 5ml (tương đương 1 thìa cà phê teaspoon) neem + 5 ml nước rửa chén (hoặc pha với 10ml dung dịch bồ hòn hoặc nhiều hơn cho tới khi nhũ hóa được hết dầu neem) / pha trong 1 lít nước. Lắc đều trước khi phun
Nếu bạn phun nhiều hơn thì nhân lên tương ứng, ví dụ 2 lít thì nhân lên gấp đôi.
Tuần phun 2 -3 lần, vào buổi tối hoặc sáng sớm (lúc trời mát) khi hết bệnh bệnh thì chuyển sang phun phòng.
Phun Phòng:
– Dùng 1-2ml neem pha với 2 ml nước rửa chén ( hoặc pha với 5ml dung dịch bồ hòn hoặc nhiều hơn để nhũ hóa hết dầu neem), sau đó pha trong 1 lít nước. Lắc đều trước khi phun.
Tuần phun 1-2 lần, vào buổi tối hoặc sáng sớm (lúc trời mát)
VỆ SINH CÂY RẤT QUAN TRỌNG
Kết hợp vệ sinh cây dùng vòi xịt nước mạnh tuần 1-2 lần rửa lá là hết trĩ nhện
Nấm lá thì bạn ngắt bỏ lá bệnh, bỏ thùng rác, không bỏ dưới gốc để trừ mầm bệnh.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79