Home / Uncategorized / CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ NHỆN ĐỎ TRÊN CÂY ỚT

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ NHỆN ĐỎ TRÊN CÂY ỚT

Ớt là 1 gia vị truyền thống, hầu như không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.Việc canh tác loại cây trồng này đang đóng góp không nhỏ cho thu nhập của nhiều hộ nông dân. Ngày nay với xu thế canh tác bền vững Sinhhocvietnam.vn đã và đang đưa ra hướng đi tốt nhất trong chăm sóc và bảo vệ năng suất cho loại cây trồng có giá trị này. Trong quy trình sinh trưởng của cây ớt có một loại sinh cần để í khi canh tác đó là nhện đỏ trên cây ớt .

Dưới đây Sinhhocvietnam.vn sẽ cùng bà con tìm hiểu sâu về nhện đỏ trên cây ớt :

Mục lục  :

  • Đặc điểm chung của nhện đỏ.
  • Cách nhận biết nhện đỏ trên cây ớt.
  • Cách phòng tránh và trị nhện đỏ trên cây ớt.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHỆN ĐỎ :

Hình ảnh cận cảnh nhện đỏ

Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối cùng có màu đỏ chót trên mình và lưng có nhiều lông cứng.

Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt lá dưới ở phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng sau đó chuyển hoàn toàn thành màu hồng. Riêng nhện mới nở có màu xanh lợt.

 Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống và tập trung ở mặt dưới của phiến lá của những lá non, nhện gây hại bằng cách chích hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng hoặc phồng rộp loang lỗ. Khi mật độ cao làm cho lá cây khô cháy.

Hoa và trái ớt cũng bị nhện đỏ chích hút, chúng hút chất dinh dưỡng của trái và hoa làm cho trái bị vàng, sạm nứt khi trái lớn. Hoa có thể bị thui hoặc rụng.

Nhện đỏ lan truyền nhờ tập tính dăng tơ hoặc nhờ vào gió.

CÁCH NHẬN BIẾT NHỆN ĐỎ TRÊN CÂY ỚT :

Thông thường, nhện đỏ thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Bằng cách, lật mặt duới lá cây và coi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti đang bò giống như con nhện.

Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngọn cây và có nhưng con li ti như đầu kim di động, đó là nhện đỏ.

Khi mà trên rau có nhiều tơ trên đọt là lúc này đã có rất nhiều nhện đỏ trên rau.

Để xác định sự xuất hiện của nhện đỏ là lấy một tờ giấy trắng đặt bên dưới cây mà bạn nghi ngờ có nhện đỏ xuất hiện rồi rung nhẹ cuống lá. Một số nhện sẽ rơi xuống giấy, bạn sẽ thấy rõ nó hơn khi nhìn qua kính lúp.



Nếu không có kính lúc bạn hãy lấy tay miết nhẹ vào mặt dưới của lá cây mà bạn nghi ngờ có nhện đỏ, nếu tay bạn dính nhiều nước nhờn có màu đục, thì cây đó đã xuất hiện nhện đỏ.

CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ TRỪ NHỆN ĐỎ TRÊN CÂY ỚT :

Tưới phun sương thường xuyên cho cây ớt

Tưới thường xuyên để cây có dư nhựa cung cấp phần nào nhựa bị mất do nhện đỏ hút, cây không bị kiệt lực mà chết. Nhện hay xuất hiện ở mặt dưới của lá khi khí hậu khô nóng để chích hút dinh dưỡng của cây, việc tưới rau thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bớt đối tượng gây hại và nước sẽ làm bết dính các nhân của nhện vào mặt lá làm chúng không di chuyển để lấy dinh dưỡng được.

Đặc biệt, phun nước lên lá vào mùa nắng nóng có thể làm giảm mật độ nhện, do chúng thích sống ở môi trường khô ráo, khi  phun nước rửa lá cây, môi trường sống của đám nhện bị thay đổi. Trong điều kiện ẩm ướt, chúng sẽ tự bị đảo thải và không còn “cơ hội” gây hại trên cây trồng . Trước khi cây ra hoa, phun nước rửa lá cây thật kĩ. Cách làm này của không chỉ giúp cây quang hợp tốt hơn mà còn trừ nhện đỏ, tạo điều kiện cho thiên địch phát

Phun nước trên lá thường xuyên, nhện bị ướt và vướng víu không di chuyển được và làm chậm sự phát triển của nhện.

Nếu cây ăn quả bị nhện đỏ, dùng vòi phun nước áp lực mạnh để phun rửa cây. Mục đích là để rửa nhện đi, áp lực mạnh sẽ khiến nhện văng ra khỏi lá. Nên áp dụng biện pháp này vào buổi sáng, khi thời tiết còn mát mẻ.

Sử dụng chế phẩm sinh học CNX-RS

Thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS là loại thuốc sâu có hiệu lực rất cao. Thuốc được viện di truyền nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và sản xuất từ hai nguyên liệu chính là Nấm Xanh và Nấm Trắng.

Hai loại nấm có lợi này có khả năng xâm nhiễm nhanh vào trong cơ thể của sâu, nhện đỏ, rệp sáp, côn trùng để hủy diệt chúng bằng cách mọc tơ trên đốt bụng, đốt chân làm cho chúng bị tê liệt, ngưng ăn rồi chết.

Tiếp theo, nhờ gió và những cá thể bị dính thuốc, nấm sẽ tự động phát tán, lây lan tiêu diệt hầu hết sâu, nhện, rệp, côn trùng trong vườn.

Điều đặc biệt là loại thuốc sâu sinh học này có tác dụng kéo dài vượt trội lên tới 30 ngày. Chúng có thể dùng để tưới gốc giúp diệt trừ các loại rệp, côn trùng trong đất mà không gây ảnh hưởng tới vi sinh trong đó. Hãy để lại tình trạng mà vườn bà con đang gặp phải để Sinhhocvietnam.vn được hỗ trợ bà con sớm và triệt để nhất .

Leave a Reply