Home / Uncategorized / ĐẶC TRỊ HÉO RŨ, THÁN THƯ, THỐI QUẢ, CHẾT NHANH TRÊN CÂY ỚT

ĐẶC TRỊ HÉO RŨ, THÁN THƯ, THỐI QUẢ, CHẾT NHANH TRÊN CÂY ỚT

Hiện nay, do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn nên diện tích canh tác ớt ngày càng mở rộng, ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, gần đây trên ớt xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại gây giảm năng suất, thiệt hại về kinh tế vô cùng trầm trọng. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn bà con cách phòng và đặc trị một số nấm bệnh gây hại trên cây ớt.

1. Bệnh héo rũ cây con do nấm.

Tác nhân gây bệnh:

-Rhizoctonia solani
-Fusarium spp
-Pythium spp
Nấm tấn công làm cây con chết rũ ngang gốc thân hay phần tiếp giáp giữa thân với mặt đất làm cây con chết nhanh và chết hàng loạt. Bệnh lây lan rất nhanh nên bà con chú ý quan sát bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Bệnh héo rũ trên cây ớt

Khắc phục:

– Không để đất vườn ươm quá ẩm.
– Sử dụng 250ml Elicitor + 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun ướt đẫm lá và thân.
– Nền đất vườn ươm phải cao, thoát nước tốt, che mưa nếu có mưa nhiều…

2. Bệnh thán thư, đốm quả do nấm.

Tác nhân gây bệnh:

– Collectotrichum spp
Vết bệnh trên trái có các đường viền xếp đồng tâm, lõm sâu, có màu vàng hay nâu đậm. Vết bệnh lan rộng nhanh chóng, nhất là ẩm độ không khí cao. Bệnh nặng các vết bệnh nối kết nhau hóa khô. Bệnh xuất hiện trên trái và gây rụng trái có thể thiệt hại làm giảm năng suất 70 – 80%.

tang-nang-suat-257

Khắc phục

Khi cây bị nhiễm bệnh:

– Sử dụng 250ml Elicitor + 500ml Siêu đồng pha 200 lít nước phun ướt đẫm lá và thân.
– Mùa mưa trồng mật độ thưa, tạo thông thoáng, làm giảm ẩm độ không khí.
– Phun thuốc định kỳ 10 – 15 ngày/lần.
Trồng giống lai F1 kháng bệnh

3. Bệnh sương mai do nấm.

Tác nhân gây bệnh

-Phythopthora capsici.

Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mép chóp lá tạo thành vết xám hình bất định sau đó lan dần vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển sang màu nâu đen; xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bảo tử nấm màu trắng xốp bao phủ thành một lớp mốc trắng như sương muối làm cho lá bị tàn lụi nhanh chóng.

Bệnh cũng có thể gây hại ở cuốn lá, cành, thân.  Đầu tiên cũng là những vết nâu hoặc thâm đen sau đó lan rộng, bao quanh và kéo dài thành đoạn. Bệnh làm cho thân, cành thối mềm và dễ gục ngã.

Triệu chứng bệnh là những đốm lá vàng nhỏ có hình dạng và kích thước bất định. Sau đó, những đốm này ngả màu nâu với lớp mốc như lông mịn màu xanh đen. Mặt dưới lá bị bệnh có lớp mốc trắng như sương.

images



Khắc phục:

– Bón phân cân đối N, P2O5 K2O.
– Sử dụng 250ml Elicitor + 500ml Siêu đồng pha 200 lít nước phun ướt đẫm lá và thân.

4. Bệnh héo vàng.

Tác nhân gây bệnh:

– Fusavium Oxys pomm,F.Licopersiei.

Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con đến ra hoa, quả.
– Triệu chứng điển hình là lá biến vàng và héo dần từ lá dưới gốc lên lá trên ngọn, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết.
– Gốc và rễ cây bệnh có vết nâu rồi khô dần, bó mạch trong thân cây hóa nâu. Phần gốc gần mặt đất teo tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ.

– Lá cây chết có màu vàng và khô. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.

Khắc phục:

– Xử lý hạt giống, xử lý đất bằng chế phẩm sinh học A4, nâng lượng vôi nhằm tăng pH đất, tăng cường bón Lân.

– Sử dụng 500ml 3 in 1 + 500ml CNX-CN tưới xung quanh gốc.

Chú ý: sau 7 ngày phun lại lần 2.

Click vào tên sản phẩm để biết thông tin chi tiết.

Leave a Reply