Home / Uncategorized / DIỆT TRỪ RUỒI VÀNG HẠI KHỔ QUA

DIỆT TRỪ RUỒI VÀNG HẠI KHỔ QUA

Hỏi: Gia đình tôi trồng mướp đắng với diện tích lớn, cho sản lượng nhiều nhưng mức thiệt hại do ong vàng gây hại cũng không ít: chúng châm cho quả thui chột, méo mó không lớn được, thậm chí thối và rụng nhiều. Tôi phun nhiều loại thuốc trừ sâu mà vẫn không diệt trừ được hết nhưng lại ảnh hưởng đến thời gian cách ly vì mướp đắng ra quả liên tục. Có cách gì phòng trừ được ong vàng đơn giản và hiệu quả nhất xin quí báo hướng dẫn. (Đinh Văn Đường – xã Thọ Duyên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)

Trả lời: Loài côn trùng đang gây hại trên các vườn trồng mướp đắng mà bạn đề cập trong thư không phải là ong vàng mà là một loài ruồi vàng đục quả có tên khoa học là Batrocera cucurbitae thuộc họ Tephriđiae, bộ Diptera.

Nhận diện ruồi vàng hại quả: Ruồi vàng có hình dạng và kích thước rất giống với các loài ruồi hại cây ăn quả khác (như Dacus dorsalis hại cam quýt, Bactrocera dorsalis hại táo, ổi, hồng và nhiều loài cây ăn quả khác), nhưng Batrocera cucurbitae chỉ gây hại trên các cây họ Cucurbitaceae: bầu, bí, dưa chuột, dưa leo, dưa hấu, dưa gang, mướp hương, mướp đắng…

Nhìn bề ngoài ruồi vàng đục quả hơi giống con ong nhưng kích cỡ lớn hơn ruồi đen, nhỏ hơn ong mật, thân ngắn hơn, mình màu nâu vàng, có vạch màu vàng hình chữ V ngược giữa ngực. Con cái dùng râu để chọn những quả sắp chín rồi quay đít cắm vòi đẻ trứng chích sâu vỏ quả để đẻ một ổ trứng (khoảng 5-10 quả) vào phần thịt quả. Sau ít ngày trứng nở thành sâu non (gọi là dòi do đó còn có tên là dòi đục quả) màu trắng ngà, không có chân, ăn thịt quả, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây thối và rụng quả. Chúng phát triển nhanh và gây hại nặng từ tháng 4 trở đi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và giảm dần mật số vào các tháng mùa lạnh.

Biện pháp phòng trừ: Việc phòng trừ bằng cách phun thuốc không diệt trừ được hết bởi lẽ sau khi ruồi đẻ, trứng nở thành dòi đục phá bên trong quả nên thuốc không có tác dụng. Mặt khác, do mướp đắng ra quả liên tục, thu hoạch hàng ngày nên rất khó cách ly khi dùng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học. Chúng tôi nêu kinh nghiệm dưới đây của bà con thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng để bạn và bà con các nơi tham khảo, áp dụng.

Leave a Reply