Tên khoa học: Liriomyza trifolii
MÔ TẢ SÂU HẠI
Giòi ăn lá liriomyzid trưởng thành là loài ruồi nhỏ, đen bóng với một đốm tam giác vàng sáng ở phần trên ngực. Trứng ruồi màu trắng và hình ô van và đẻ vào bên trong lá. Ấu trùng ăn hại giữa các bề mặt của lá, tạo ra những vết đào ngoằn ngoèo. Ấu trùng trưởng thành bỏ vết đào và rơi xuống đất để thành nhộng. Vòng đời kéo dài chỉ khoảng 2 tuần trong thời tiết ấm; có thể có nhiều thế hệ trong một năm.
THIỆT HẠI
Ấu trùng đào hang giữa các bề mặt trên và dưới của lá, tạo ra những đường hầm uốn khúc, trắng nhợt mà ban đầu hẹp, nhưng sau đó rộng ra do giòi lớn lên. Các lá ớt bị tổn thương bởi giòi ăn lá rụng sớm; những cây ớt bị tấn công nặng có thể mất phần lớn lá.
XỬ LÝ
Giòi ăn lá hiếm khi là vấn đề lớn. Việc theo dõi thường xuyên là rất quan trọng để phát hiện mật độ giòi có thể gây thiệt hại. Tránh sử dụng các loại thuốc sâu phổ rộng đầu vụ (dimethoate, endosulfan, esfenvalerate, methomyl) để kiểm soát các sâu hại khác, nhằm bảo tồn các thiên địch của giòi ăn lá.
Kiểm Soát Sinh Học
Các thiên địch tự nhiên, chủ yếu là ong bắp cày ký sinh thuộc nhóm gen Diglyphus, thường giúp kiểm soát giòi ăn lá. Khi sinh vật ký sinh bị thuốc sâu giết chết, giòi ăn lá thường bùng phát.
Các Phương Pháp Được Chấp Nhận là Hữu Cơ
Kiểm soát sinh học và phun thuốc azadirachtin và thuốc spinosad của Entrust được chấp nhận sử dụng trong trồng trọt hữu cơ.
Giám Sát Và Các Quyết Định Xử Lý
Thường xuyên kiểm tra lá ớt để tìm giòi ăn lá, đặc biệt là giữa kỳ ớt nở hoa và phát triển quả. Hầu hết các vết đào xảu ra ở phần gốc già của lá và đôi khi rõ ràng nhất là từ phía dưới của lá. Ngoài ra hãy tìm các ấu trùng chết, là dấu hiệu của sinh vật ký sinh. Nếu mức độ giòi bị ký sinh ít nhất 50%, cây trồng sẽ gần như không bị thiệt hại. Tuy nhiên, nếu mật độ giòi ăn lá tập trung ở những mức cao, có thể cần thiết phải phun hóa chất. Tránh phun đầu vụ những thuốc trừ sâu phổ rộng để diệt các loài sâu hại khác, vì chúng có thể làm cho giòi ăn lá bùng phát.