Tên khoa học:
Giun tròn gây mắt rễ: Meloidogyne incognita và M. javanica
Giun tròn gây mắt gốc: Paratrichodorus minor
ĐẶC ĐIỂM SÂU BỆNH
Giun tròn ký sinh cây trồng là loại giun tròn cực nhỏ sống bằng cách ăn rễ cây. Chúng sống trong đất và các mô của cây trồng, và một số loài có thể xuất hiện trong một khu ruộng. Vật thể chủ có nhiều loài khác nhau, một số có thể phá hoại nhiều loại cây trồng khác nhau và một số giới hạn trong một số ít cây trồng. Triệu chứng nhiễm giun tròn cũng khác nhau theo từng loài giun và loại cây trồng và thường không rõ ràng (vàng lá, còi cọc). Tuy nhiên, các loài giun tròn gây thối rễ gây ra sự xây xát đặc trưng cho rễ của cây trồng bị nhiễm giun. Phân bố địa lý của của những loài giun tròn khác nhau có tính phụ thuộc cao vào nhiệt độ, loại đất trồng, và lịch sử trồng trọt.
THIỆT HẠI
Các loại giun tròn gây mắt rễ và mắt gốc là những loại giun ký sinh nguy hiểm nhất trên ớt chuông. Sự lây nhiễm nặng giun tròn mắt rễ có thể gây ra sự suy giảm đáng kể về khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng của cây ớt. Thiệt hại do nhiễm giun tròn mắt rễ gây ra sẽ nghiêm trọng hơn ở vùng đất trồng mịn sáng màu có 50% cát trở lên, chẳng hạn đất cát nhiều mùn và mùn lẫn cát, do cây ớt có rễ bị nhiễm giun nhanh chóng bị úng nước. Giun tròn gây mắt gốc có thể giảm sự phát trưởng và sản lượng của cây ớt ở những loại đất sáng màu hơn.
CÁC TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng được mô tả dưới đây là đặc điểm của bệnh giun tròn, nhưng không mang tính chẩn đoán vì chúng cũng có thể là do những nguyên nhân khác. Cây ớt nhiễm có thể giun tròn mà không có bất kỳ triệu chứng nào phía trên mặt đất.
Giun tròn phá hoại rễ cây, và do đó các triệu chứng phản ánh hệ thống rễ hoạt động kém. Các triệu chứng phía trên mặt đất của cây ớt nhiễm nặng giun tròn mắt rễ và mắt gốc bao gồm các vết úa vàng, còi cọc, cây chết hoại, hoặc héo. Các cây ớt nhiễm giun tròn nhạy cảm hơn với áp lực độ ẩm hoặc nhiệt độ cao và thể hiện các triệu chứng áp lực sớm hơn các cây ớt không bị nhiễm. Hơn nữa, các bộ rễ bị phá hoại bởi giun tròn thường dễ nhiễm các loài nấm sống trong đất hơn như Fusarium và Verticillium.
Giun tròn mắt rễ gây ra những nốt mụn đặc trưng ở rễ. Những nhánh rễ bị mụn nghiêm trọng có thể bị dị dạng và bộ rễ ngắn lại và dày lên. Rễ của những cây ớt bị nhiễm giun tròn gây mắt gốc có thể có nhiều rễ ngắn và bao quanh gốc.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
Để đưa ra các quyết định về cách xử lý, quan trọng là phải biết rõ loại giun tròn mà cây đang nhiễm. Nếu vụ một mùa trước đó có những vấn đề do giun tròn gây ra mà còn được liệt kê là sâu hại ớt chuông hay các loại rau thuộc họ cà khác, các mức độ mật độ giun có thể đủ cao để gây thiệt hại cho những vụ mùa tiếp theo. Nếu trước đó chưa xác định được loài giun, hãy lấy mẫu đất và gửi tới phòng thí nghiệm để xác định.
Lấy các mẫu đất ngay sau khi thu hoạch hoặc nên ngay trước khi thu hoạch, trong phạm vi vùng rễ ớt. Chia diện tích đồng thành các khối lấy mẫu không quá 2 hecta mỗi khối đại diện cho lịch sử thu hoạch, thiệt hại của vụ thu hoạch, hoặc kết cấu đất trồng. Lấy vài mẫu phụ ngẫu nhiên từ một khối, trộn lẫn một cách kỹ lưỡng, và tạo một mẫu tổng hợp khoảng 1 lít.
Đặt các bộ rễ của những cây ớt nghi nhiễm giun vào các túi nhựa có đất. Đặt các mẫu đất vào những túi nhựa riêng biệt, bịt kín, và dán nhãn với tên, địa chỉ, thời điểm lấy mẫu, loại cây định trồng. Giữ các túi mẫu ở nhiệt độ mát (không lạnh), và chuyển càng sớm càng tốt đến một cơ quan có thể giúp bạn phân tích các mẫu đất để xác định giun tròn.
XỬ LÝ
Trong những ruộng nhiễm giun tròn gây mắt rễ, phương pháp đảo vụ có thể không khả thi bởi vì phạm vi vật thể chủ của chúng quá rộng; cần phải cẩn thận trong việc lựa chọn cây trồng khác để đảo vụ bởi vì một số loại cây có thể là vật thể chủ tốt cho giun tròn. Những giống ớt kháng giun mới có thể chứng tỏ là hữu ích. Phơi nắng cho đất có thể giúp làm cho giun tròn chui xuống sâu hơn trong những lớp đất trên cùng và tránh sự lây nhiễm sớm cho ớt. Khi vụ mùa tiến triển, rễ cây vẫn có thể những nhiễm giun tròn sống sót trong các lớp đất sâu hơn.
Các loài ớt kháng bệnh
Hiện nay, đã có các giống ớt chuông kháng giun tròn gây mắt rễ. Những giống ớt này chống chọi được với các loài giun tròn gây mắt rễ Meloidogyne incognita, M. javanica, và M. arenaria. Hai trong số các giống ớt kháng giun này là “Hoa khôi Charleston” và “Kỳ quan Carolina.” “Carolina Cayenne” là một giống ớt cay kháng giun tròn. Ở điều kiện nhiệt độ đất trồng cao (từ 27° to 32°C), khả năng kháng giun của ớt có thể giảm xuống. Mặc dù kết quả của các nghiên cứu hiện trạng rất hứa hẹn, sự hữu ích của những giống ớt này vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.
Hiện chưa có các giống ớt kháng giun tròn gây mắt gốc.
Vệ sinh
Rửa sạch đất từ những thiết bị, dụng cụ bằng nước trước khi chuyển từ cánh đồng nhiễm giun sang cánh đồng không nhiễm, và giữ cho đất đồng sạch cỏ dại, vì một số loài cỏ dại, chẳng hạn như cà độc dược, là những vật chủ tuyệt vời cho giun tròn gây mắt rễ.
Bỏ hoang
Bỏ đất hoang sạch cỏ dại sẽ làm giảm mật độ giun tròn. Bỏ đất hoang hiệu quả hơn nếu đất có xẻ luống và được phơi nắng. Việc tưới nước trong giai đoạn đất khô sẽ phá vỡ các ổ trứng và do đó giảm số lượng giun tròn nếu việc kiểm soát cây cỏ dại được duy trì.
Phơi đất
Phương pháp phơi đất của thể được sử dụng ở những khu vực có đủ lượng bức xạ mặt trời. Thông thường, đất được tưới nước và sau đó phủ lên bằng vải nhựa trong khoảng 4 đến 6 tuần trong giai đoạn mùa hè nóng. Hiệu quả chủ yếu tùy thuộc vào mức nhiệt có thể được tạo ra dưới lớp vải nhựa trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù lượng giun tròn ở những lớp đất phía trên có thể giảm xuống một cách hiệu quả, việc rễ cây tái nhiễm giun sống sót ở lớp đất sâu hơn sẽ diễn ra. Tuy nhiên, biện pháp phơi đất có thể cung cấp cho cây ớt một môi trường không có giun tròn trong giai đoạn đầu của vụ mùa khi mà cây dễ bị thiệt hại nhất.
Các Quyết Định Xử Lý
Hiện người ta vẫn chưa quy định những ngưỡng thiệt hại liên quan đến giun tròn gây mắt rễ và mắt gốc cho cây ớt. Nếu có, cây ớt có thể chịu thiệt hại và biện pháp xử lý đất trước khi trồng là xác đáng nhất.