Tại Sao Phải Cần Ong Thụ Phấn Cho Dưa Chuột, Bí, Mướp Và Khổ Qua?
1. Năng suất kém không phải do bệnh hay khâu chăm sóc không kỹ lưỡng
Với những cây trồng thụ phấn bởi côn trùng, bạn có thể bón phân cho đất, tưới nước cho cây, kiểm soát sâu bệnh tốt nhưng vẫn thất bại với năng suất kém và quả không to, bự và đẹp đúng như giống của nó, đó là do trên nông trại của bạn đã bị tình trạng thiếu hụt sự thụ phấn bởi côn trùng.
2. Quả Không Đạt chất lượng nếu Thiếu Hụt Các Hạt Phấn
Hình 1. Quả bị biến dạng và thối là nguyên nhân của tình trạng thụ phấn không đầy đủ
Nếu các hạt trong quả không được phát triển đầy đủ, thụ phấn kém có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mặc dù nhiệt độ quá nóng có thể làm giảm thời gian sống của các hạt phấn hoa và giảm hiệu quả thụ phấn, một vấn đề phổ biến hơn là hoạt động của ong trên nông trại hay trong nhà kính không đủ để thụ phấn cho toàn bộ cây trồng của bạn.
3. Cấu tạo của phấn hoa chỉ có thể thụ phấn bằng ong
Hoa dưa chuột, hoa bí, mướp và hoa cây khổ qua được thụ phấn độc quyền bởi ong mật, ong dú và côn trùng thụ phấn khác. Đặc biệt là đối với những người trồng cây nhằm mục đích thương mại và hướng về sản phẩm sạch.
Những cây này không thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ gió (trừ dưa pepino và giống dưa Baby là cây có thể tự thụ phấn). Côn trùng là cần thiết để chuyển phấn hoa từ hoa đực sang hoa cái bởi vì các đặc điểm riêng biệt của phấn hoa như các hạt phấn lớn, có độ dính không thể di chuyển được bởi gió hoặc là cách chúng được mở ra từ bao phấn hay là có thể tự thụ phấn được nên cần phải có ong và côn trùng thụ phấn cho chúng.
4. Phấn Hoa tạo ra rất ít, cần phải thụ phấn ĐÚNG THỜI ĐIỂM và ĐÚNG MỤC TIÊU
Ngoài ra, vì các cây dưa, dưa chuột, bí, mướp thậm chí cả bầu thường chỉ tạo ra một lượng nhỏ phấn hoa, tại sao vậy? Bởi vì sản xuất phấn hoa tốn rất nhiều năng lượng nên cây muốn chắc chắn rằng phấn hoa được tạo ra phải được vận chuyển một cách hiệu quả để nó có thể đến đúng nơi mà nó cần đến để đậu hạt. Nên phải cần côn trùng thụ phấn để chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác một cách hiệu quả nhất cho từng loại hoa.
Trong khi những con ong hoang dã, ong đơn độc hoặc những đàn ong mật ở ngoài tự nhiên có thể đủ cho những vườn dưa chuột, bí, mướp và khổ qua với diện tích canh tác nhỏ.
Hoạt động của chúng có thể không đủ đáp ứng cho người trồng với ý định thương mại với sản lượng lớn hoặc những người trồng dưa chuột trong nhà kính hay ở thành phố và trên sân thượng, ban công nơi ít côn trùng có thể ghé thăm hoa được và nhằm mục đích tạo ra thực phẩm sạch và an toàn với chất lượng cao.
=> Chính vì vậy mà các nông trại lớn, nhà kính, hay người làm vườn trên sân thượng ban công cần phải nuôi thêm ong để thụ phấn bổ sung cho cây trồng của mình không chỉ là dưa chuột, mướp đắng .v.v mà đa số các cây ăn quả có hoa đều cần đến côn trùng và ong thụ phấn để chúng có thể đậu quả được tốt nhất.
Hoa Đực Và Hoa Cái Của Khổ Qua Và Dưa Chuột
Tất cả các loài trên đều có 2 loại hoa 1 là hoa đực, loại 2 là hoa cái.
Hầu hết các giống dưa và bí mướp, khổ qua tạo ra hoa đực vào đầu mùa và tiếp tục tạo ra chúng trong suốt mùa. Hoa cái thường xuất hiện sau những bông hoa đực đầu tiên từ 10-14 ngày. Những bông hoa cái sẻ xuất hiện trên các thân leo đang bò. Quả chỉ phát triển từ hoa cái.
Ong Thụ Phấn Thế Nào? Kinh Nghiệm Trồng Mướp Đắng, Dưa Chuột, Bí Ngồi
Ong tìm thức ăn trên hoa để lấy mật hoa và phấn hoa, mật hoa là nguồn năng lượng chính của ong, phấn hoa là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất và chất béo của chúng.
Phấn hoa được ong gom lại trên 2 Chân sau có mang theo 2 giỏ đựng phấn hoa. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các hạt phấn trên hoa đực bị dính lại trên lông của cơ thể ong và đã bị rơi ra trong các chuyến thăm hoa liên tiếp đến các hoa khác trong đó có cả hoa cái. (Xem cách ong mang phấn hoa như thế nào tại đây)
Thời Gian Thụ Phấn Hiệu Quả Nhất Cho Cây
Thời gian ong hoạt động mạnh là khoản thời gian mà phấn hoa dễ tiếp thu nhất, có nghĩa là khả năng thụ phấn thành công rất cao.
Ong đi lấy phấn hoa thường kết thúc trước buổi trưa, nhưng ong thu thập mật hoa vẫn tiếp tục vào cuối buổi chiều với ong dú thì việc thu gom phấn hoa được diễn ra suốt cả ngày và chúng lấy phấn hoa nhiều hơn mật hoa, chính vì vậy mà khả năng thụ phấn cho hoa tốt hơn những con ong mật chỉ tập trung ăn mật hoa (trừ giống ong làm sữa ong chúa giống như ong dú sẻ ưu tiên lấy phấn hoa nhiều hơn mật hoa).
Hình 4. Ong mang phấn hoa trên 2 chân sau trở về tổ tấp nập vào buổi sáng sớm
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng những con ong đến thăm hoa cái thường xuyên hơn hoa đực và ở lại trên hoa cái lâu hơn. Tầm Quan Trọng Của Thụ Phấn【Côn Trùng Nào Thụ Phấn Tốt Nhất?】
Cần Bao Nhiêu Ong Để Thụ Phấn Trong Nhà Kính Và Nông Trại?
Hoa của bầu bí, mướp và cây họ nhà dưa chỉ nở trong một ngày. Nếu chúng không được thụ phấn trong thời gian đó, hoa sẽ tàn và rụng khỏi thân. Khi đã được thụ phấn nhưng không đầy đủ, quả không phát triển đúng.
Bởi vì nhiều hạt giống hình thành trong mỗi quả và mỗi hạt phấn hoa chịu trách nhiệm cho sự phát triển của một hạt giống, việc thụ phấn không đủ sẽ dẫn đến quả nhỏ hoặc quả bị biến dạng và năng suất thấp.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phải mất ít nhất 9 lần ong mật và ong dú viếng thăm hoa trên 1 bông hoa để đạt được khoảng 1.000 hạt phấn hoa còn sống rơi vào đầu nhụy của hoa cái để thụ phấn được đầy đủ.
Vì 1 con ong sẽ ghé thăm khoảng 100 bông hoa trong mỗi chuyến đi kiếm ăn của chúng, nên thường cần ít nhất một tổ ong mạnh trên mỗi mẫu.
Ngay cả dưa hấu không hạt, với hạt được loại bỏ ngay sau quá trình thụ phấn nhưng củng cần phải được thụ phấn để tạo ra đủ lượng hormone để kích thích chất lượng quả phát triển.
Số lượng ong mật và ong dú đủ phải được cung cấp vào đúng thời điểm để tránh tổn thất từ hoa không được thụ phấn.
Khi Nào Đưa Ong Vào Thụ Phấn? Cách Thụ Phấn Cho Khổ Qua, Bầu, Bí .v.v
Các đàn ong mật và ong dú nên được mang vào nông trại, nhà lưới khi nhìn thấy những bông hoa đực đầu tiên. Nếu những con ong được di chuyển vào nông trại quá sớm, chúng có thể tìm thấy những loài thực vật có hoa hấp dẫn khác trong khu vực và sẽ không hoặc ít thụ phấn cho mướp, bí và dưa chuột.
Tổ ong có thể được đưa ra ngoài khỏi các nông trại và nhà lưới khi hoa bắt đầu giảm hoặc khi dây leo bắt đầu bị tàn. Còn đối với dưa chuột hãy để lại các tổ ong một ngày hoặc lâu hơn trước khi thu hoạch lần cuối cùng. Riêng đối với nhà kính hãy đưa các tổ ong ra khi bạn đã không cần chúng để thụ phấn nữa.
Đối với hầu hết các giống dưa chuột, dưa hấu, bí và mướp, hãy giới thiệu các đàn ong khi những bông hoa đầu tiên xuất hiện.
Đối với dưa, nếu được thụ phấn đầy đủ (cung cấp đủ số lượng hạt phấn hoa cần thiết để tạo thành quả), các quả dưa được tạo ra sẽ ngọt hơn và to hơn, có kích thước đồng đều.
Hình 6. Khi vừa thấy hoa đực xuất hiện thì hãy đưa các tổ ong dú vào nông trại hoặc nhà lưới để thụ phấn cho cây trồng
Vị Trí Đặt Tổ Ong Trong Nông Trại Và Nhà Lưới
Để tối ưu nhất, các tổ ong nên được đặt ở hai hoặc ba cạnh biên của các nông trại và nhà kính có diện tích dưới 30 mẫu. Một nơi đặt ong lý tưởng là để tổ ong dưới ánh mặt trời buổi sáng sớm từ 7h-9h và phải có bóng râm từ 9h đến 16h hàng ngày.
Chỉ nên chọn các đàn ong mạnh cho mục đích thụ phấn. Một đàn ong mạnh sẽ chứa đủ những con ong mà có thể bao phủ từ 9 đến 10 khung cầu và số cầu trứng phải trên 6 cầu.
Những con ong nên được cung cấp một nguồn nước gần đó như máng nước. Đặt một miếng gỗ hoặc vật nổi khác vào trong máng để những con ong không bị chết đuối trong khi uống.
Nhiều quan sát và ghi nhận cho thấy việc các đàn ong được đặt ở rìa của một nông trại có số lần đến thăm hoa nhiều gấp đôi so với các đàn ong được đặt ở một khoảng cách nào đó từ nông trại.
Hình 7. Các thùng ong được đặt ở ngoài biên của nông trại
Các tổ ong được đặt theo từng nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 10 thùng ong, mỗi thùng ong cách nhau 40cm. Các nhóm cách nhau khoảng 160m xung quanh đường biên của nông trại trồng dưa chuột hay nhà kính sẻ cung cấp khả năng thụ phấn đồng đều hơn so với việc chỉ đặt ở một đầu của nhà kính hay nông trại.
Nếu trong khu vực không có cây trồng hoặc cỏ dại cạnh tranh, một giải pháp thay thế sẽ là đặt các tổ ong theo nhóm, mỗi nhóm từ 10 đến 20 tổ dọc theo đường biên trên, và hai biên hai bên của nông trại hay nhà màng. tốt nhất là đặt hướng về phía trung tâm dọc theo biên dài hơn của nông trại.
Nên chọn các tổ ong dú để thụ phấn cho cây trồng tốt hơn là những con ong mật và sẻ tiết kiệm chi phí củng như là mang lại lợi ích nhiều hơn cho người nuôi lẫn người trồng cây Nuôi ong mật hay ong dú 17 điểm so sánh chuẩn khỏi chỉnh và Nuôi Ong Dú Thụ Phấn Cho Cây Trồng, 9 ƯU ĐIỂM Của Ong Dú
Hình 8. Tổ ong dú trong bộng của một khúc gỗ dùng để thụ phấn cho cây trồng trong nhà lưới và trên các nông trại rộng lớn
Bảo Vệ Ong Khi Phun Thuốc Trừ Sâu
Người trồng cần lưu ý rằng thuốc trừ sâu dùng để kiểm soát côn trùng trên nông trại cũng có thể gây nguy hiểm cho ong. Nhiều sản phẩm thường được sử dụng vẫn độc hại đến 24 giờ hoặc hơn sau khi sử dụng!
LUÔN LUÔN ĐỌC, HIỂU CÁC NHÃN MÁC CỦA CÁC HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU.
Có thể làm giảm tác dụng của thuốc trừ sâu bằng cách phun thuốc trừ sâu vào buổi tối sau khi ong đã hoàn thành việc kiếm thức ăn và không phun thuốc khi trời có sương nhiều. Khi bạn có thể lựa chọn, hãy chọn và sử dụng thuốc trừ sâu có độc tính thấp nhất có thể đối với ong.
Nói chung, thuốc dạng bột và dạng bụi có thể gây độc cho ong mạnh hơn là các loại thuốc dạng nước. Nếu có thể, hãy lên kế hoạch kiểm soát côn trùng gây hại, trước khi mang ong vào nông trại hoặc nhà kính.