Hiện nay ở miền Bắc trồng nhiều loại bầu khác nhau, nhiều nơi trồng quanh năm, tuy nhiên nếu cây bầu ra hoa lúc nắng to, hoặc rét đậm không đậu quả, sâu bệnh phát triển mạnh ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng khi thu hoạch, có nơi mất trắng hoàn toàn.
1.Các giống bầu.
Bầu sao: Quả hình trụ, dài 40 – 60 cm có quả dài 80 cm đến 1m, vỏ màu xanh đậm có đốm trắng, thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau, có thể trồng trên đồi, dưới ruộng thấp, chân vàn, đất phù xa ven sông…..
Bầu bầu nậm (Bầu thời): Quả có hình dáng như cái bình nâm hoặc giống cái thời đựng cua cá của nông dân), quả có cùi mỏng, nhiều ruột, hạt nhiều.
Bầu trắng: Quả trái ngắn, từ 30 – 40 cm, bầu trắng cho nhiều quả, mỗi cây cho từ 40 – 50 quả, thích nghi trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Bầu thước: Quả hình trụ, dài 70 – 80 cm, vỏ màu xanh nhạt, cho nhiều quả, cá biệt có quả dài đến 1m, năng suất thu hoạch cao, chất lượng ngon, cùi dày.
2.Thời vụ: Có thể trồng quanh năm. vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn mùa xuân và mùa đông, nhưng giá rẻ, khó bán, thu nhập thấp.
Để năng cao năng suất, chất lượng, giá bán cao nên áp dụng khoa học kỹ thuật trồng bầu sao vụ xuân sớm.
Thời gian gieo hạt từ 15 tháng 11 đến 15 tháng 12.
Chọn vùng đất tương đối phẳng, chủ động tưới tiêu tốt, không bị ô nhiễm chất độc hại, nước thải khu công nghiệp, khu đô thị….
Cày sâu phơi ải, bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại, bón vôi, phun thuốc diệt nấm, mối, dế. Trước khi làm luống bón toàn bộ phân chuồng đã ủ hoai mục đã phối trộn với chế phẩm Trichoderma, phân lân, pjaan ka li sau đó bừa lần cuối trộn phân lần đất.
3.Hạt giống.
Hạt giống cần chọn mua ở những địa chỉ tin cậy, những cửa hang kinh doanh giống cây trồng có đăng ký kinh doanh được phép của cơ quan chức năng, giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hạt giống phải đều, mẩy, không bị nhiễm sâu bệnh.
Trước khi gieo nên ngâm và ủ cho hạt giống nứt nanh mới đem gieo. ngâm hạt với nước ấm từ 10 – 12 giờ, sau đó rửa sạch, ủ hạt trong tro bếp hay cát ẩm từ 4 – 5 ngày kiểm tra thấy hạt nứt nanh đem reo ra ruộng được.
Cách trồng:
Sau khi làm đất, bón lót xong tiến hành làm luống cao 30cm, rãnh rộng 20cm,mặt luống rộng 1m.
Gieo hạt bằng cách lấy dầm tách đất sâu 4m tra 1 hạt và lấm kín đất, khoảng cách cây cách cây 1m. tưới ẩm ngay để hạt phát triển bình thường, cây non có đủ nước để sinh trưởng và phát triển tốt.
- Chăm sóc.
Phân bón cho 1 ha: 15 tấn phân chuồng, 40-50N, 120-135 kg P2O5, 80-90 kg K2O, 500 kg vôi bột. (trộn thêm 220kg lân với phân chuồng ủ, thời gian ủ 15-20 ngày, sau đó mới đem bón lót).
Sau khi cây mọc lên khỏi mặt đất cần kiểm tra trồng dặm thay thể những cây bị chết.
Khi cây mọc cao 15 cm tiến hành làm giàn, dung cây que cắm cọ chắc xuống đất và cao 2m, phía trên dung tre, gỗ… làm giàn kết hợp dung dây nhựa mềm chăng phối hợp để cây bò ngang có đủ ánh sáng và có khả năng đỡ quả; nếu có khả năng đầu tư cho vùng trồng bầu chuyên canh nhiều năm nên làm cọc giàn bằng cột bê tông.
Ảnh: Giàn bầu sao làm giàn nằm ngang
Tưới nước, bón thúc
Bầu cần nhiều nước, do đó phải tưới thường xuyên 1 – 2 lần/ngày cho đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu ra hoc kết quả và nuôi quả lớn. cần thoát nước nhanh khi gặp trời mưa to bất thường.
Bón thúc cho bầu vào 2 giai đoạn cần thiết như sau:
Khi bầu leo đến khi bầu lên giàn cần ngâm phân NPK 10 – 10 – 10 hòa tan sau đó pha loãng tưới cho cây, tuần 1 lần, không tưới trực tiếp vào gốc cây, phảm tưới cách xa gốc cây 15cm.
– Giai đoạn ra hoa, đậu quả: bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Trong suốt thời gian trồng mỗi hốc bón khoảng 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.
Trồng được 2 tháng hướng dây cho bầu leo giàn, để dây bò trên mặt giàn theo tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Khi cây chuẩn bị ra hoa tưới 1 lần như công thức trên; khi cây ra hoa mà có cả hoa cái và hoa đực nhưng tỷ lệ đậu quả không cao cần thụ phấn bằng tay cho bầu bằng cách sau: vào buổi sáng sớm lấy phấn ở hoa đực thụ cho hóa cái, để nâng cao khả năng đậu quả. Cứ sau mỗi lần thu hoạch quả lại bón thúc 1 lần, kết hợp tưới nhiều nước vì khi đậu quả cây cần nhiều nước để phát triển quả. Dùng các loại bẫy, mồi nhử để diệt sâu, bướm hại cây, hạn chế dùng thuốc hóa học để phun cho bầu, ưu tiên dùng thuốc sâu sinh học hoặc thuốc có nguồn gốc thảo dược và phụ đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ cách ly thuốc trước khi thu hoạch quả theo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
* Chú ý: Không nên bón phân mất cân đối, nếu bón thừa đạm cây sẽ nhiều lá và ít quả hoặc không ra quả. Khi đó cắt bớt lá già, lá bánh tẻ, xới đất sâu 20cm, cách gốc 80cm, bón mỗi gốc 0,5kg clorua kali và tưới đẫm nước, cây sẽ sai quả.
Tỉa nhánh, bấm ngọn.
Bầu ra nhiều dây nhánh và ra quả ở dây nhánh. Các nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn thì không tỉa nhánh hoặc bấm ngọn để dây nhánh cho trái. Khi trên nhánh đậu quả thì bấm ngọn để quả phát triển lớn và bầu tiếp tục ra nhánh khác và cho quả tiếp theo.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại bầu gồm ruồi đục quả rầy mềm (Aphis sp.), bọ rầy dưa (Aulacophora similis). Cần kiểm tra phát hiện phun thuốc diệt trừ kịp thời.
Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea cần tham khảo cán bộ kỹ thuật để mua thuốc xử lý. Bệnh khảm do virus tiến hành loại bỏ.
- Thu hoạch.
sau khi ra hoa kết quả khoảng 12 ngày có thể thu hoạch để ăn. Thu hoạch khi quả còn non, vỏ còn mềm đảm bảo chất lượng cao. Không thu hoạch khi quả bánh tẻ, hoặc hạt đã cứng ăn không ngon. Dùng dao sắc cắt đút cuống quả, không làm cuống bị dập nhựa cây chảy nhiều ảnh hướng năng suất sau này và có hội phát triển bệnh hại cây.
Muốn lấy hạt để làm giống chọn cây khỏe mạnh ra nhiều quả, chọn quả ở nhánh thứ 3 đến nhánh thứ 4 mỗi cây nên chọn từ 1 đên 2 quả để làm giống, quả to, dài, thẳng, không sâu bệnh dung túi nilon bọc quả để tránh ruồi đục quả và các loại côn trùng khác.
Khi quả chín già vỏ quả chuyển sang màu vàng nhạt cắt cuống đem về treo nơi thoáng mát cho hạt bên trong chín đầy đủ, cắt bỏ đầu và cuối trái, bổ phần giữa lấy hạt rửa sạch, phơi khô , bảo quản, cất giữ để làm giống cho vụ sau.