Home / Trồng trọt / HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG NĂNG SUẤT CAO ƯU VIỆT

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG NĂNG SUẤT CAO ƯU VIỆT

Kỹ thuật trồng gừng cho năng suất cao, gừng là cây có công dụng tốt đối với sức khoẻ con người. Kỹ thuật trồng gừng không khó bạn có thể tự tay trồng.

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinales Roscoe là cây lưu niên nhưng chu kỳ sinh trưởng của nó được xem như một cây trồng hàng năm. Đặc điểm sinh trưởng đáng chú ý của gừng là thân rễ nhánh ăn nông, phân bố đều về 2 phía của thân rễ cái, thân giả đứng thẳng có chiều cao tương đối thấp và thường < 1,3 m. Ngoài ra gừng còn được đánh giá là cây chịu bóng râm, thậm chí là thích ứng được trong điều kiện bóng râm. Dưới đây là một số các kỹ thuật trồng gừng năng suất cao.

Thời vụ trồng gừng trong kỹ thuật trồng gừng năng suất cao.

Ở ngoài Bắc thường vào cuối đông – đầu xuân ( tháng 1, 2, 3, 4 Âm lịch). Ở trong các tỉnh phía Nam nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước và gừng phát triển tốt.

Chuẩn bị đất trồng :

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, đất tơi xốp nhiều mùn và thoát nước tốt, bóng râm của vườn. Năng suất của rừng phụ thuộc vào từng loại đất khác nhau. Khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu, phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1.

Năng suất của rừng phụ thuộc vào từng loại đất khác nhau.
Năng suất của rừng phụ thuộc vào từng loại đất khác nhau.

 

Cách chọn gừng giống:

Bà con nông dân rất ít khi có gừng giống để sẵn trong nhà, thường mua gừng giống từ các địa phương khác chuyển tới nên nông dân rất dễ mua phải gừng non, gừng chưa đúng độ tuổi để dùng làm giống (thường khoảng 8 tháng) hoặc gừng trước đó đã bị nhiễm bệnh. Để xác định được gừng tốt già và có thể làm giống được, cần quan sát những đặc điểm sau đây:

Khi bẻ củ gừng ra, bên trong ruột củ gừng có màu vàng sậm. Phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại (gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân để đạp lên cây gừng). Trồng phải gừng non hoặc gừng đã nhiễm bệnh trước đó thì gừng sẽ kém phát triển và bệnh hại phát triển mạnh sau này. Đây là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng gừng năng suất cao.

 

Nên chọn củ gừng già tốt, tránh chọn phải gừng non, gừng nhiễm bệnh.
Nên chọn củ gừng già tốt, tránh chọn phải gừng non, gừng nhiễm bệnh.

 

 



Cách bón phân:

Gừng là cây có thời gian sinh trưởng khá dài (khoảng 6 – 8 tháng). Do vậy, bà con thường trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác như ngô hoặc đậu xanh. Ở giai đoạn đầu, ta chỉ nên bón phân cho các cây trồng xen chứ không bón phân cho gừng.

Cách bón phân, liều lượng và thành phần của phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bệnh hại của gừng sau này. Thường thì khi thu hoạch các cây trồng xen thì bà con mới tiến hành bón phân cho cây gừng, giai đoạn này cây gừng đã được 90 ngày tuổi. Bà con có thể chia làm 5 đợt bón phân, mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày. Bà con sử dụng phân NPK 20-20-15, với liều lượng 10kg/ha. Đồng thời bà con có thể bón thêm phân hữu cơ.

Nếu chọn gừng để làm giống cho vụ sau thì ngừng bón phân khi gừng được 6 tháng tuổi. Không lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, sẽ khiến gừng dễ bị bệnh. Có thể tăng liều lượng phân hữu có vi sinh, bón càng nhiều càng tốt, vì không có hại cho gừng.

 

Liều lượng và thành phần của phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bệnh hại của gừng sau này.
Liều lượng và thành phần của phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bệnh hại của gừng sau này.

 

 

Kỹ thuật trồng gừng năng suất cao :

Lên luống: Lên luống rộng 80-100cm, cao 20-25cm. Trên mỗi luống trồng 2 hàng so le nhau kiểu nanh sấu.

Hàng cách hàng 40-50cm, cây cách cây 30-40cm, đào hố trước khi trồng, kích thước hố 10-12cm, sâu 7-10cm. Rãnh luống rộng 30-40cm, tùy thuộc độ dày tầng canh tác. Cuốc hố trồng cách mép luống 15-20cm.

Bón lót: Mỗi sào bón lót như sau: 400-600kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 7-10kg Lân + 10-15kg vôi bột (nếu đất chua, vôi phải bón trước, không bón cùng với lân)

Kỹ thuật trồng gừng năng suất cao: Nếu trồng bầu đặt miệng bầu hơi cao so với mặt luống 2-3cm, nếu trồng hom nên đặt hom giống xuôi chiều luống vì sau này mầm sinh trưởng sẽ mọc ngang.

Chăm sóc cho cây gừng:

Chăm sóc gừng rất quan trọng trong kỹ thuật trồng gừng năng suất cao. Sau 20 ngày trồng, củ bắt đầu đâm chồi lên lá non.

 – Tưới nước cho cây: Tưới 2 lần/ ngày. Khi trị bệnh có thể ngừng tưới nước.

 – Làm cỏ, vun gốc: Khoảng 1 tháng sau khi trồng, ta cần kết hợp bón thúc cho cây.

Luôn làm sạch cỏ dại và lưu ý cần để củ gừng luôn ở dưới mặt đất.

Thu hoạch và bảo quản củ gừng

Cây gừng thường cho thu hoạch từ 7 tháng đến 9 tháng sau khi trồng, tiến hành thu hoạch gừng vào thời điểm trời nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm gừng rũ sạch đất. Không nên để gừng quá già mới thu hoạch sẽ khiến gừng có xơ giảm chất lượng.

 

Thu hoạch và bảo quản củ gừng để cho ra gừng chất lượng cao.
Thu hoạch và bảo quản củ gừng để cho ra gừng chất lượng cao.

Leave a Reply