Home / Tin tức / KEIKI LÀ GÌ?

KEIKI LÀ GÌ?

Một số loài lan phổ biến sản sinh ra những chồi được gọi là keiki. Keiki hình thành từ những đốt ở vòi hoa của loài Phalaenopsis (Hồ điệp) hoặc trên thân như ở loài Dendrobium chẳng hạn. Những chồi con này có thể được cắt rời ra và trồng vào chậu hoặc để lại trên thân cây mẹ và lớn lên theo chiều đứng và cũng lại ra hoa một cách đáng ngạc nhiên.

Với những keiki định đem nhân giống thì tách chúng ra sau khi rễ (của các keiki) đã hình thành trên phần thân cắt tách ra, như vậy chúng sẽ phát triển nhanh thành một cây độc lập. Sau khi rễ này đã dài khoảng 2 hoặc 3 inch hãy tách chúng ra, bằng một cái kéo đã khử trùng rồi đem trồng vào chậu.

Một vài loài lan như Phalaenopsis lueddemanniana chẳng hạn, người ta có khuynh hướng vứt bỏ các keiki, trong khi đó nhiều loài thì không làm thế. Cách nuôi trồng cũng làm thay đổi xu hướng này, làm cho cây lan có thể cho ra keiki hoặc không.

Tiến sĩ Clair Ossian, tác giả của một loạt bài về loài Dendrobium antelope đã lưu ý khi viết: “Khi cây lan ra nhiều hoa, đó là lúc cây lan rất hạnh phúc, nhưng nếu chúng sản sinh ra nhiều keiki thì cây lan không còn hạnh phúc nữa. Thực tế hiện tượng này không còn là hiếm. Khi bạn chăm sóc cây tốt, cây lan sẽ khỏe mạnh và khi đó bạn đừng nghĩ đến chuyện kinh doanh từ keiki”

Vâng, nếu bạn có một cây dòng Dendrobium, như loài Den. Ceratobium (linh dương), Den. nobile hoặc Den. phalaenopsis, và muốn có nhiều keiki như tôi đã từng làm (nhưng không như những gì tôi nói!) với Dendrobium nobile như hình 6 ở dưới.

Cây này đã trồng vào một cái chậu quá lớn (khi thay chậu), chất trồng bên trong đã giữ lại ẩm độ dài lâu, chắc chắn là do tưới quá nhiều nước. Kết quả là, một cây lan rất ít rễ, không có hoa và sản sinh ra nhiều keiki! Đây là thứ mà tôi gọi là phương pháp “quy nạp keiki”, và kinh nghiệm bản thân thì đây chính là kỹ thuậ để phát triển keiki cho nhiều giống lan.

AOS_12_Propagation_Small_Scale 7

HÌNH 6 – Trồng cây lan trong một chậu quá lớn và tưới quá nhiều nước, cây Dendrobium nobile lan này chịu áp lực sản sinh nhiều keiki dẫn tới bị suy kiệt. Lưu ý keiki sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn.

Ít điên rồ hơn, thì người ta cân bằng trong việc thực hiện các phương pháp sinh sản keiki hoặc là bằng “nhân giống từ thân” hoặc ứng dụng cách cấy hormone. Nhân giống đối với Phalaenopsis thì cắt một phần của vòi hoa ở ngay mắt ngủ, tiếp theo đặt chúng vào một cái chai đã khử trùng chứa chất thạch dinh dưỡng. Cách làm này sẽ kích thích các mắt hình thành chồi non trong vài tháng sau đó.

Những chồi non trên vòi hoa sẽ phát triển thành keiki cũng có thể qua phương pháp cấy hormone. Với phương pháp này cần lột bỏ lá bắc phủ bên ngoài đốt, trong khi ở vòi hoa thì không có. Sau đó ta áp dụng biện pháp cấy hormone. Bạn có thể tham khảo thêm bài của Brasch, James D. và Ivan Kocsis, nói về phương pháp cấy hormone, trong thư viện Hội Hoa lan Hoa kỳ.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NHÂN GIỐNG

Những cây lan được nân giống bởi những phương pháp nói trên có thể chỉ để giải trí, trừ phi các bạn định làm với mục đích thương mại, thì đó chưa phải là một thực tế. Trong những ngày này, các chi phí đều tăng cao, nào là không gian dành cho những cây lan, đã vậy lại còn nhân giống chúng từ một cây đơn hoặc sinh sản vô tính nữa.

Dù vậy, có thêm những cây lan mà mình thích cũng là một điều quan trọng. Không chỉ để có những cây dôi dư ra cho việc kinh doanh hay trao đổi với những người khác để có những cây lan mà mình mong đợi, mà còn làm cho những cây lan quý không bị tuyệt giống.

Hãy tưởng tượng khi mình nhận được giải thưởng của  Hội Hoa lan Hoa kỳ cho một cây Cattleya lai mà bạn đã dầy công trồng từ khi cây còn nhỏ mà rễ của chúng bị hư thối làm cho cây bị hư hại, rồi bạn chẳng còn cơ hội nào mà thay đổi được nữa, như vậy loài lan đó sẽ ra đi vĩnh viễn.

Song nếu bạn khôn ngoan hơn thì bạn chiết tách cái cây là bạn đã đoạt giải và trao đổi những cây dôi dư ra với người nào đó, chúng sẽ không bao giờ bị mất giống. Cây lan đoạt giải vẫn còn hiện hữu, và mong những cố gắng đó sẽ được đền đáp – nếu như bạn đừng quên đặt tên cho chúng và những cây mà bạn đã tách chiết ra.

NHÂN GIỐNG VÀ VIỆC ĐẶT TÊN

Nhân giống theo cách sinh dưỡng từ một cây thành nhiều cây. Bất cứ thời gian nào cũng cho ta nhiều hơn một cây từ cây gốc hiện hữu, việc đặt tên cho một cây lan là tối cần thiết. Đó phải là thói quen của những người nhân giống cây lan của họ, mỗi cây đều phải có tên, nếu như trước đây chưa có tên, thì cần viết cả thẻ ghi tên của cây gốc và phần bổ xung sau vào mỗi cây được nhân ra.

Bạn có thể đặt tên như bạn thích, không thành vấn đề, miễn là nó chỉ rõ nguồn gốc của cây lai với loài mà nó có quan hệ. Điều cần là phải chỉ ra được nguồn gốc của mỗi cây, bằng cách đặt tên cho cây được nhân ra, để biết những người sở hữu cuối cùng của những cây đã nhân giống đó với những cây vừa nhân ra là giống nhau.

Sau đây là một giả thiết nhưng cũng từ một thực tế. Thí dụ trong những ngày qua một ông Alpha nào đó trình bày trong tập sưu tập của những cây lan Cattleya skinneri trong hoang dã, ở đó ông ấy đã có một quá trình nhiều năm lai giống, và đã đem đến trình bày tại Hội Hoa lan Hoa kỳ trong một dịp triển lãm hoa lan hoang dã và đã đoạt giải thưởng Award of Merit, theo yêu cầu ông ta đã đặt tên cho cây lan này là Cattleya skinned ‘Alpha’, AM/AOS.

Trở lại qua nhiều năm ông ấy ta tách chia cây này nhiều lần và đưa đi nhiều nơi. Ông Alpha dự định sẽ liên hệ với những người đã từng có quan hệ với nhau. Cuối cùng, họ nên biết họ đã có những cây lan đã từng đoạt giải, nhưng việc liên hệ cũng gặp khó khăn, thí dụ gặp ông Beta nào đó, ông đó cho biết ông đã bán sạch bộ sưu tập nên không biết hiện nay chúng ở đâu.

Cuối cùng ông Alpha đã gặp mày khi gặp bà Gamma, bà ta đang sở hữu một cây Cattleya skinneri AM/AOS, nhưng cũng không chắc đó có phải là cây lan từ ông Alpha không. Vì vậy tốt nhất là ông Alpha nên ghi rõ nguồn gốc vào từng cây lan mà ông ấy nhân giống ra./.