Home / BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG / KINH NGHIỆM PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ, RỤNG BÔNG TRÊN CÂY XOÀI

KINH NGHIỆM PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ, RỤNG BÔNG TRÊN CÂY XOÀI

Hiện nay hiện tượng khô bông, đen bông xuất hiện nhiều trên các vườn xoài ghép. Trong đó công tác phòng trừ thường gặp rất nhiều khó khăn. Một phần hiện tượng khô bông, đen bông, rụng bông cũng do thời tiết mưa gió bất thường, một phần trong quá trình ra bông xuất hiện nhiều đối tượng côn trùng chích hút làm hư bông hoặc xuất hiện thán thư gây hại bông. Khi đó, nông dân rất khó xử lý vì không cẩn thận sẽ làm cho bông xoài rụng, thiệt hại về năng suất.

Đáng lo lắng hơn nữa trong thời gian tới, tháng 1/2019 hoạt chất Carbendazim sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường, hiện nay không một hoạt chất nào phòng trị thán thư trên cây trồng hiệu quả như hoạt chất này.

Chính vì vậy, nông dân các vùng trồng xoài trên cả nước điều rất lo lắng, điều này khiến cho các cơ quan, phòng ban kỹ thuật, các công ty tăng cường tìm kiếm, thí nghiệm các hoạt chất thay thế cho Carbendazim.

Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn (viết tắt là SPC) cũng không phải ngoại lệ. Trong hai vụ xoài gần đây và đặc biệt là vụ tháng 3/2018, đội bác sỹ cây trồng chi nhánh Đồng Nai, đã tích cực thí nghiệm nhiều hoạt chất mới, cũng như phối hợp các công thức thuốc bệnh với nhau, hy vọng tìm ra được một sự thay thế hoàn hảo cho hoạt chất Carbendazim.            

Cuối cùng, đội Bác sỹ cây trồng chi nhánh Đồng Nai cũng có thể vui mừng và hài lòng với kết quả ngoài sự mong đợi của nhiều nông dân. Trong đó, anh Ngọc Sang nông dân tiêu biểu tại Định Quán – Đồng Nai cho biết: Bông xoài sáng, không bị thán thư ở nách gié và trên bông, tỷ lệ đậu quả cao, rất vui mừng trước thuốc này.

Công thức thuốc mang lại hiệu quả đó là:

50ml Dipomate 430SC + 40ml Hạt vàng 250SC cho bình phun 16 lít nước. Phun ngừa trước trổ và sau khi bông trổ đều (vì bệnh xuất hiện chủ yếu giai đoạn này).

Ngoài ra có thể phun giai đoạn trái non, vì giai đoạn này trái non rụng nhiều. Khi phun hai sản phẩm trên ngoài phòng trị thán thư còn cung cấp cho cây thêm vi lượng (KẼM, MANGAN) giúp cho cây tăng sức đề kháng, chống chịu được với bệnh hại cũng như rụng trái non.

Theo như nhiều chuyên gia trong Ngành bảo vệ thực vật thì sự phối hợp của hai hoạt chất trên sẽ bổ trợ nhau và tăng hiệu quả để phòng trừ bệnh thán thư.

CACH TRI BENH THAN THU

Lúc phun thuốc trên vườn có cây đang trổ và chuẩn bị trổ. Thuốc phun không ảnh hưởng tới bông mà còn cho kết quả rất tốt như, sáng bông, trái trổ đều, và tẩy sương muối rất tốt (Hình 2,3)

Chúng ta có thể hài lòng với công thức phun phối hợp DIPOMATE 430SC VÀ HẠT VÀNG 250SC mà đội Bác sỹ cây trồng SPC đã thực hiện trong thời gian qua, giúp nông dân có một công thức phòng trừ dịch bệnh hiệu quả.

Ngoài bệnh thán thư, rụng bông xoài, sự kết hợp trên còn có khả năng phòng ngừa bệnh đốm nâu, thán thư và thối nhũn trên thanh long.

Hình ảnh minh hoạ:

  1. Bông không được phun thuốc: bông khô, tỉ lệ đậu trái thấp

BONG KHONG DUOC PHUN THUOC

2. Bông được phun thuốc: sáng bông, tỉ lệ đậu trái cao

bong duoc phun thuoc

Tư vấn kĩ thuật: 0969.64.73.79