Kỹ thuật trồng gừng tương đối dễ làm, quan trọng là bạn phải trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ thuật trồng gừng để có thể cho ra những củ gừng to sai quả.
Gừng giúp tăng thêm hương vị trong xào nấu món ăn, làm mứt hay trà gừng đều rất ngon. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc tại gia. Cây Gừng có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh, đau bụng, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, chóng mặt muốn ngất xỉu, còn dùng cho phụ nữ sau sinh để kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể.
Hiện nay nhiều gia đình thành thị hoặc nông thôn đang hướng đến việc trồng gừng làm cảnh cũng như lấy củ để ăn. Gừng trồng không hề khó, bạn có thể tham khảo kỹ thuật trồng gừng đơn giản và dễ dàng dưới đây.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng gừng tại nhà
Kỹ thuật trồng gừng : Chọn giống
Về chọn giống nên chọn giống từ củ gừng nhỏ, gừng sẻ, gừng dé không chọn loại củ to, vì củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải không bị gãy lá. Bẻ lấy một phần củ gừng già còn tươi cỡ 3 ngón tay 1 hom giống, xong để chờ khô mặt mới đem giâm vào chậu.
Kỹ thuật trồng gừng : Chọn chậu và chuẩn bị đất
Bạn có thể dùng chậu nhựa hay chậu sành có kích thước cao khoảng 35 đến 40 cm, rộng 30đến 35 cm để trồng gừng. Gừng dễ sinh trưởng tốt trong loại đất tơi xốp, nhiều mùn thoát nước tốt. Vì thế, muốn tạo được loại đất thích hợp có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, hoặc phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1.
Tiến hành trồng gừng đã ngâm ngay dưới bề mặt của đất, khoảng cách giữa các miếng gừng phải đều nhau.
Kỹ thuật trồng gừng hiệu quả:
Đặt chậu gừng nơi có nhiều ánh sáng như sân thượng hay cửa sổ.
Kỹ thuật trồng gừng : Cách bón phân
Gừng là cây có thời gian sinh trưởng khá dài (khoảng 6 – 8 tháng). Do vậy, bà con thường trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác như ngô hoặc đậu xanh. Ở giai đoạn đầu, ta chỉ nên bón phân cho các cây trồng xen chứ không bón phân cho gừng.
Xem thêm: Túi Trồng Cây Gừng
Cách bón phân, liều lượng và thành phần của phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bệnh hại của gừng sau này. Thường thì khi thu hoạch các cây trồng xen thì bà con mới tiến hành bón phân cho cây gừng, giai đoạn này cây gừng đã được 90 ngày tuổi. Bạn có thể chia làm 5 đợt bón phân, mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày. Bà con sử dụng phân NPK 20-20-15, với liều lượng 10kg/ha. Đồng thời các bạn có thể bón thêm phân hữu cơ.
Nếu chọn gừng để làm giống cho vụ sau thì ngừng bón phân khi gừng được 6 tháng tuổi. Không lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, sẽ khiến gừng dễ bị bệnh. Có thể tăng liều lượng phân hữu có vi sinh, bón càng nhiều càng tốt, vì không có hại cho gừng.
Kỹ thuật trồng gừng : Chăm sóc
Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 -20 ngày, củ cây gừng sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non.
Kỹ thuật trồng gừng quan trọng nhất là ở khâu tưới nước bạn phải thật nắm rỏ nếu không những công sức của bạn trước giờ coi như xong cần phải cung cấp đủ nước trong suốt quá trình phát triển của cây, cây gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước. Tưới thật vừa đủ, không cần tưới nhiều 1 đến 2 lần là đủ không hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình trị một số bệnh của cây ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới sẽ giúp hạn chế sự lây lan của dịch hại khi cần thiết.
Kỹ thuật trồng gừng : Làm cỏ, vun gốc
Tiến hành làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn khoảng từ 25 đến 30 ngày sau khi trồng , kết hợp với bón thúc đợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại mọc lấn át cây Gừng thì phải làm sạch và tủ lại quanh gốc.
Cần bảo quản tốt diện tích canh tác, không để bất cứ các con vật nào cắn phá, giẫm đạp lên cây. Không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của củ cây Gừng.
Phòng trừ sâu bệnh:
Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng
-Bệnh hại:
Bệnh cháy lá:
Bệnh do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá.
Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin, Carbenzim, Score,.
Kỹ thuật trồng gừng: Thu hoạch gừng
Thu hoạch gừng
Trong quá trình phát triển gừng có xu hướng nhô lên, khi thấy lồi củ gừng ra thì bón lên một lớp đất hỗn hợp dày 3-4 cm. Thời gian trồng khoảng 7-8 tháng cây gừng sẽ già, lá sẽ héo vàng và rụng đi. Lúc này không cần tưới nước, củ gừng đã có thể thu hoạch sử dụng hay chọn làm giống.Chú ý, từ tháng thứ 5 trở đi là có thể đào lấy củ. Khi đào phải nhẹ tay tránh làm đứt rễ, trầy củ, tạo vết thương khiến sâu bệnh dễ xâm nhập.