Home / Uncategorized / KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỚT CHUÔNG ĐÀ LẠT CHO NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỚT CHUÔNG ĐÀ LẠT CHO NĂNG SUẤT CAO

Ớt ngọt hay còn gọi là ớt chuông, có tên khoa học là Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; loại ớt này được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt. Ớt ngọt có nhiều màu: xanh, đỏ, vàng. Với giá trị kinh tế cao vào kỹ thuật trồng không quá phức tạp, ớt chuông đang trở thành mô hình khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ và bà con nông dân.

1. Thời vụ trồng

  • Vụ Đông – Xuân, tiến hành gieo hạt giống vào tháng 8, tháng 9 để chuẩn bị cây con trồng vào tháng 10. Đến tháng 1 – 2 năm sau bắt đầu vụ thu hoạch. Vụ Đông – Xuân cho năng suất ớt cao nhất, tuy nhiên thường mất giá. Vì vậy bà con cần phải tìm đầu ra ổn định trước thời kỳ thu hoạch.
  • Vụ Xuân – Hè, ươm hạt giống vào tháng 12, trồng cây ra ruộng sản xuất vào tháng 1 -2 d, đến tháng 3 – 4 thì cho thu hoạch. Vụ Xuân – Hè cho năng suất thấp hơn vì sâu bệnh nhiều. Tuy nhiên nếu có phương án chăm sóc hợp lý bà con cũng thu được tiền tỉ vì vụ này Ớt có giá cao.

2. Mật độ trồng và khoảng cách giữa các cây

  • Mật độ trồng từ 250 – 300 cây/100m2
  • Mỗi luống trồng 2 hàng với khoảng cách như sau: Hàng cách hàng 40 – 50cm, cây cách cây 40 – 50cm.

3. Kỹ thuật trồng cây ớt chuông

 

  • Tiến hành phủ nilon lên mặt luống để hạn chế sâu bệnh gây hại;
  • Xới nhẹ đất trong lỗ trên màng phủ, trồng cây đến ngang cổ rễ và tưới nhẹ cho chặt gốc.
  • Chỉ nên trồng vào ngày râm mát hoặc buổi chiều tối.
  • Tùy theo thời tiết mà tưới nước cho cây đủ ẩm.

 4. Chăm sóc cây ớt chuông Đà Lạt

Nhiệt độ thích hợp cho ớt chuông (ớt ngọt) phát triển từ 18 – 25oC, độ ẩm 80 – 90%.

4.1. Tưới nước cho cây ớt

 

  • Nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới cho cây;
  • Có thể sử dụng hệ thống tưới phun sương. Tiến hành tưới để giữ độ ẩm từ 70-80%.

 4.2. Bón phân cho cây ớt

  • Có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để bón phân cho cây. Dung dịch dinh dưỡng gồm và yếu tố đa lượng N, P, K và vi lượng theo tỉ lệ sau: N: 172 ppm; P:41 ppm; K: 300ppm; Ca: 180ppm; Mg: 48 ppm.
  • Cần dựa vào thời kỳ sinh trưởng và sức khỏe của cây để điều chỉnh thành phần dinh dưỡng cho phù hợp.
  • Có thể bổ sung thêm các loại phân bón lá hoặc thuốc BVTV tùy theo tình trạng của cây.

Phương pháp tưới (bắt buộc để có năng suất cao)

Giai đoạn Số lần/ngày Thời gian tưới (phút) Lượng nước tưới (lít)/cây/ngày
1. Trước 30 ngày sau trồng. 4 – 5 4 – 6 0,5 – 0,8
2. Sau trồng 30 ngày 6 6 – 8  1,0 – 1,2
3. 60 ngày sau trồng 8 8 – 10 1,2 – 1,5
4. Thu hoạch 8 – 10 8 – 10 1,5 – 2,0
  • Nên tưới dư nước cho mỗi gốc ớt (khoảng 10%).
  • Phân tích hàm lượng NPK của dung dịch tưới đầu vào và đầu ra (khoảng 3-4 lần/vụ) để có điều chỉnh phù hợp.
  • Thực hiện đo pH của dung dịch qua mỗi lần pha phân bón để điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng, nếu pH xuống thấp hơn khoảng khuyến cáo thì dùng KOH để tăng pH lên.
  • Đo EC dung dịch đầu vào để kiểm tra nồng độ dung dịch theo giai đoạn của cây. ( EC là để quản lý nồng độ dung dịch phù hợp cho từng loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng).
  • Trong quá trình chăm sóc cần theo dõi sinh trưởng của cây trồng mà có sự điều chỉnh thành phần phân bón hợp lý hơn.
  • Ngoài ra có thể bổ sung các loại phân bón lá như: Terrasort 4, Growmore 10-30-10, Growmore 6-30-30 theo từng giai đoạn của cây.

 4.3. Lượng phân bón dùng cho cây ớt (tính cho đất 1000m2 canh tác)

   Bón lót:

  • Sử dụng 3 – 4 m3 phân chuồng hoai mục, 80 – 100kg vôi bột, 50kg supe lân, có thể kết hợp phân bón vi sinh để bón lót.
  • Phân bón chuyên dùng cho cây ớt 50kg
  • Bổ sung 40 – 50kg phân bón có thành phần K2SO4 ;
  • Phân hữu cơ 40kg.

   Bón thúc cho cây ớt:

  • Bón thúc lần 1: Sau trồng 3-4 tuần. Lượng bón:15kg loại phân chuyên dùng cho cây ớt.
  • Bón thúc lần 2: Sau trồng 6 – 8 tuần. Lượng bón:15kg phân bón chuyên dùng cho cây ớt. Bổ sung 10kg đạm và 20kg K2SO4
  • Bón thúc lần 3: Sau lần 2  khoảng 6- 8 tuần, lượng phân bón như bón thúc lần 2. Nếu cây sinh trưởng kém có thể dựng phân bón lá.

 4.4. Canh tác trong nhà kính cần phải chú ý điều chỉnh khí hậu

  • Nhiệt độ thích hợp 25-28oC vào ban ngày và 18-20oC vào ban đêm.
  • Cây cần nhiều ánh sáng, nhất là thời điểm ra hoa. Thiếu ánh sáng làm giảm tỷ lệ đậu trái.
  • Có thể sử dụng đèn để tăng cường ánh sáng cho cây.

 4.5. Kỹ thuật chăm sóc cây ớt chuông Đà Lạt

  • Làm giàn giúp chống đổ ngã cây, hạn chế sâu bệnh và dễ dàng trong chăm sóc, tăng thời gian thu trái.
  • Khi thu hoạch tiến hành buộc cố định cây vào giàn để cây không bị  gãy ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
  • Tỉa bỏ các thân, nhánh nằm bên dưới thấp, chừa lại thân chính và các nhánh nằm bên trên (cách gốc 15-20 cm) để tạo sự thông thoáng. Tỉa cành giúp trái phát triển tốt, năng suất cao và cho thu hoạch tập trung.
  • Nên bố trí quạt công suất lớn hoặc nuôi ong trong vườn để thụ phấn cho cây.

 4.6. Sâu bệnh hại:

 4.6.1. Phòng bệnh hại trên ớt:

  • Dọn dẹp sạch cỏ dại trong và ngoài khu vực trồng;
  • Trong nhà lưới cần kiểm tra độ kín, khắc phục các vết rách, khe hở;
  • Đặt bẫy chuột, kiểm tra định kỳ để hạn chế thiệt hại;
  • Cần hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào khu vực trồng;
  • Chăm sóc cây khỏe mạnh giúp hạn chế bệnh tật cho cây;
  • Giá thể trồng phải sạch bệnh, có thể bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh có chứa nấm đối kháng Trichoderma.
  • Vệ sinh, loại bỏ các mầm bệnh của vụ trước;
  • Loại bỏ sớm các cây bị bệnh để hạn chế lây lan;
  • Sử dụng kết hợp các bẫy dính, bẫy đèn, bẫy sinh học để phòng chống côn trùng;
  • Để đảm bảo VS – ATTP bà con chỉ nên sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép;
  • Vào thời gian sắp thu hoạch bà con nên sử dụng các loại phân, thuốc nguồn gốc Sinh học, kết hợp sử dụng các Nông dược được pha chế từ rượu, tỏi, ớt…

 4.6.2. Bệnh hại, sâu hại trên cây ớt:

  • Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani, Pythium spp., Fusarium gây ra.
  • Nấm tấn công làm cây con chết rũ ngang gốc thân hoặc phần cổ rễ.
  • Phòng trừ: Không để vườn bị úng hoặc quá ẩm. Sử dụng thuốc Kasumin, Aliette… để phòng trừ bệnh. Thường xuyên dọn dẹp vườn, tỉa bỏ các cành thấp tạo độ thông thoáng.
  • Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomomas solana cearum.
  • Bệnh thường xuất hiện trên cây trưởng thành và gây hại mạnh khi cây ra trái. Biểu hiện ban đầu của bệnh là các lá bên dưới bị héo, vài ngày sau cây đột nhiên héo rũ. Cây chết mà lá, thân vẫn còn xanh.
  • Bệnh lây lan qua đất, xâm nhập vào phần rễ cây. Bệnh làm thối toàn bộ rễ và lan truyền qua các mạch dẫn trong thân.
  • Phòng ngừa: Sử dụng thuốc Kasumin… Trước khi trồng bà con nên xử lý đất bằng vôi bột để loại bỏ các mầm bệnh. Loại bỏ triệt để các cây bị bệnh để tránh lây lan.
  • Nguyên nhân: Do nấm Collectotrichum spp. gây ra.
  • Vết bệnh trên trái là các vòng đồng tâm lõm sâu, có màu từ vàng đến nâu đậm. Bệnh gây hại mạnh trong mùa mưa.
  • Bệnh hại có thể làm giảm 70% năng suất của vườn. Bệnh có thể gây hại cả khi đã thu hoạch trái.
  • Phòng ngừa: Sử dụng Ridomil, Kasumin… Thiết kế cho vườn thoát nước tốt trong mùa mưa, không để ngập úng. Dọn dẹp thường xuyên để tạo độ thông thoáng. Kết hợp bổ sung các vi sinh vật có lợi như nấm Trichoderma để hạn chế nấm gây hại.

Sâu hại cây ớt

  • Các loại sâu hại chính: Bọ trĩ , rầy mềm, rầy đen, nhện đỏ. Sâu phá hại lá non, đọt non, bông, trái non bằng cách hút nhựa làm lá quăn queo.
  • Sử dụng các bẫy đèn, bẫy sinh học để loại bỏ bớt côn trùng. Sử dụng các sản phẩm nông dược an toàn từ rượu, tỏi… để trừ sâu hại, bảo đảm sản phẩm đầu ra sạch và an toàn.

Leave a Reply