Home / Tin tức / KỸ THUẬT Ủ PHÂN BẰNG CHẾ PHẨM EM – PHÂN CHUỒNG

KỸ THUẬT Ủ PHÂN BẰNG CHẾ PHẨM EM – PHÂN CHUỒNG

Chế phẩm sinh học EM là gì ? Là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu gồm: Vi khuẩn quang hợp, lactic, Bacillus subtilic, B. mesentericus, B. megaterium, xạ khuẩn, nấm men… 

Chế phẩm sinh học EM của Trường ĐH Nông Nghiệp 1 Hà Nội

Là các vi sinh vật hữu hiệu được phân lập từ tự nhiên hoàn toàn không độc với người, vật nuôi, môi trường và rất dễ sử dụng. Do được nghiên cứu, phân lập và chế xuất trong nước nên gía thành thấp và có nhiều đặc tính ưu việt hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập ngoại.

Chế phẩm EM gốc (EM1) của trường ĐHNN I Hà Nội 

Thành phần chính: Streptomyces: 109 CFU; Rhizobium: 109 CFU; Lactic: 109 CFU ; Bacillus: 109 CFU; Vi khuẩn quang hợp: 109 CFU; Nấm men và xạ khuẩn: 109 CFU

Cách sản xuất Chế phẩm EM thứ cấp (EM2) từ EM gốc (EM1):

[ 1 lít chế phẩm EM gốc + 2 lít mật rỉ đường + 37 lít nước = 40 lít Chế phẩm EM thứ cấp ]

Sử dụng 1 lít Chế phẩm EM gốc (EM1) của Đại học Nông nghiệp 1 trộn với 2 lít mật rỉ đường và 37 lít nước sạch, nhân sinh khối trong môi trường yếm khí, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ 5-7 ngày, ta sẽ thu được Chế phẩm EM thứ cấp (EM2).

1. Cách ủ phân chuồng (phân bò, phân heo, phân gà.. ) bằng Chế phẩm EM

Phân chuồng là gì ? Phân chuồng là loại phân do gia súc gia cầm thải ra như: phân bò, phân trâu, phân heo, phân gà, phân chim.. và là một trong các loại phân bón hữu cơ.

– Nguyên liệu:
+ 1m3 hữu cơ các loại trộn đều (Nếu chỉ là phân nhão thì nên cho thêm trấu hay các chất hữu cơ khác để có thêm độ tơi xốp, tỷ lệ phối trộn khoảng 2 phần phân + 1 phần trấu).
+ Cám gạo (ngô): 1kg
+ Chế phẩm EM gốc (EM1): 1-2 lít
+ 1 lít rỉ đường.
+ Nước: 50-200 lít
+ Ngoài ra có thể bổ sung thêm Đạm, Lân, Kali vừa đủ để giúp phân hoai mục nhanh hơn

u%20phan%20chuong.png

Rải từng lớp dầy 20 cm để khối ủ được phối trộn đồng đều

– Cách ủ: 
Tiến hành trộn đều hỗn hợp sao cho khi cầm hỗn hợp vắt thì có nước rỉ nhẹ ra là được (độ ẩm khoảng 50-70%). Dùng thiết bị nén chặt đống phân rồi dùng bạt phủ kín (càng kín khí càng tốt). Sau khi ủ từ 30-45 ngày có thể lấy ra sử dụng.

– Cách sử dụng:
Rải đều lên mặt ruộng ẩm ướt và cày vùi. Rải đều quanh gốc cây theo tán lá, xới trộn vào đất, phủ rơm cỏ và tưới ẩm.

* Ghi chú: Trong trường hợp dùng EM2 để ủ phân thì thay 1 lít EM1 bằng 40 lít EM2 và có thể bỏ cám gạo.