Home / Uncategorized / PHÒNG TRỪ RẦY LỬA, RẦY NHỚT HẠI KHỔ QUA

PHÒNG TRỪ RẦY LỬA, RẦY NHỚT HẠI KHỔ QUA

Khổ qua (mướp đắng) là một loại rau quả nhiệt đới dùng làm thức ăn, nhưng cũng được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á như Ấn Độ và ngay cả Phi Châu, có tác dụng giảm đường huyết; kháng khuẩn. Quả và hạt khổ qua có chứa nhiều chất có tác động lên lượng đường glucose hoặc insulin. Nhiều cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ở động vật cho thấy trái khổ qua giúp kích thích hoạt động tiết insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở gan tiết glucose.

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy khổ qua có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Điều cần thiết là làm sao tiêu chuẩn hóa để các mẻ sản xuất có công hiệu giống nhau. Hoạt chất trong mướp đắng thay đổi tùy theo thổ nhưỡng, khí hậu, giai đoạn thu hoạch, nên tiêu chuẩn hóa là điều cần thiết. Nhưng việc canh tác cây khổ qua cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện mưa gió thất thường. Đối tượng gây hại đáng kể nhất là bọ trĩ (còn gọi bù lạch, rầy lửa – thrips sp) và nhóm rệp (còn gọi rầy nhớt – Aphis spp.).

Bọ trĩ gây hại nghiêm trọng ở các vùng chuyên canh cây khổ qua và phát triển thành dịch hại suốt trong năm. Bọ trĩ rất nhỏ, có thể thấy bằng mắt thường. Ấu trùng có màu trắng hơi vàng, thành trùng có màu sẫm hơn hoặc nâu, di chuyển lẹ, sống tập trung ở đọt non, chích hút nhựa làm chùn ngọn, khô đọt, cây không vươn lóng, trái không phát triển. Biểu hiện rõ nhất là làm cho đọt non bị xoăn lại. Khi mật số bọ trĩ cao chích hút mạnh làm chảy nhựa nên mặt dưới lá trông như phủ một lớp dầu bóng. Bọ trĩ kháng thuốc mạnh và là tác nhân truyền virus gây bệnh khảm. Nên kiểm tra ruộng mướp đắng thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch.

Nhóm rệp hay rầy nhớt (Aphis spp.) còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn bị chùn đọt lại và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm. Nên phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất.

Leave a Reply