Home / Cây Cảnh - Bonsai / PHƯƠNG PHÁP LÀM GIÀ VỎ CÂY ĐỂ TẠO MỘT SỐ DÁNG CÂY ĐẸP

PHƯƠNG PHÁP LÀM GIÀ VỎ CÂY ĐỂ TẠO MỘT SỐ DÁNG CÂY ĐẸP

Nuôi thật nhiều lá

Vỏ cây là lớp libe (phloem) già và chết đi. Libe là lớp tế bào có nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng đã tổng hợp được từ lá xuống để nuôi các phần khác của cây. Do đó, để vỏ cây nhanh già hãy cố gắng để thật nhiều lá.
Đây là phương pháp thích hợp với giai đoạn nuôi cây phôi. Bạn hãy chỉ uốn, cắt giật những cành nào mà bạn dự định nó sẽ là thân cây tương lai. Còn lại, phần cành mồi hãy để chúng mọc tự do.
nuôi thật nhiều cành lá

Bó rêu

Có một nguyên tắc đúng với hầu hết mọi loại cây: “Vỏ sẽ già nhanh hơn nếu chúng bị bao quanh bởi một lớp thực vật.” Môi trường ẩm ướt bao bọc liên tục xung quanh vỏ cây cộng với những vết rạch nông có thể đẩy nhanh mức độ lão hóa của vỏ cây một cách đáng ngạc nhiên.
Tốc độ lão hóa sẽ càng nhanh hơn nếu thân cây không to thêm mấy. Lý do là vỏ sẽ dày hơn nếu như nó không bị kéo dãn ra. Do đó mà phương pháp này phù hợp với những cây phôi cấp 2 đã đưa vào chậu.

3 bước của kỹ thuật bó rêu

Bước 1: Dùng một tờ giấy ráp thô chà một vài lượt lên thân cây. Đừng làm tổn thương tới tầng phát sinh gỗ, mục đích của chúng ta chỉ là tạo ra vài vết xước trên vỏ cây.
Bước 2: Bao quanh khu vực đã làm xước một lớp rêu dày 2cm (hoặc bất kỳ loại thực vật nào khác có khả năng giữ ẩm, ví dụ như rễ bèo). Cố định rêu bằng một lớp lưới (hoặc giấy ni lông đục lỗ ra cũng được), sau đó quấn dây nilong bên ngoài (đừng quấn chặt quá). Đừng dùng loại bao kín bởi môi trường yếm khí và ẩm ướt dễ sinh nấm mốc.
Bước 3: Giữ cho rêu luôn ẩm. Kiểm tra thường xuyên mỗi tháng nếu thấy phát sinh rễ thì cắt bỏ rễ, tháo rêu ra để vài ngày rồi lại bó rêu vào.

bó rêu quanh thân cây

Một vài phương pháp khác

Có một vài phương pháp khác đơn giản hơn, tuy nhiên vỏ sẽ không đẹp như 2 cách ở trên:

  1. Lấy kim châm thật nhiều lên vỏ cây, khi những lỗ kim này liền sẹo lại nhìn vỏ sẽ sần sùi. Phương pháp này có thể áp dụng với tất cả các giống cây có vỏ nhẵn như sanh, si, đa…

  2. Dùng vật cứng đập dập vỏ, cách này có thể áp dụng với tùng la hán.

  3. Xoắn vặn cành còn non cho dập ra, thấy nhựa chảy ra là được. Phương pháp này có thể áp dụng với tất cả các loại cành cây còn non.

  4. Một thời gian sau sẹo sẽ nhìn như hình dưới:

vặn cành tạo sẹo xoắn

Tư vấn kĩ thuật: 0969.64.73.79

Leave a Reply