Home / Uncategorized / QUẢN LÝ BỆNH HẠI TRÊN CÂY HỌ BẦU BÍ

QUẢN LÝ BỆNH HẠI TRÊN CÂY HỌ BẦU BÍ

Đây là loại cây trồng dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày do đó công tác quản lí sâu bệnh theo hướng VIETGAP cần được chú trọng.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với đời sống cộng đồng, vấn đề cần đặt ra là tiến đến một nền nông nghiệp bền vững theo hướng VIETGAP. Mô hình này đã áp dụng trên cây thanh long, rau cải… và được tiếp tục thực hiện đối với các cây thuộc họ bầu bí. Đây là loại cây trồng dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày do đó công tác quản lí sâu bệnh theo hướng VIETGAP cũng cần được thực hiện và chú trọng.

Cây họ bầu bí (bí xanh, bí đỏ, dưa leo, khổ qua, dưa hấu) rất mẫn cảm với bệnh giả sương mai và bệnh phấn trắng, các bệnh phát sinh từ đất như héo rũ do nấm, do vi khuẩn…và một số côn trùng thường gặp trên họ bầu bí như bọ trĩ, ruồi đục trái… Do đó chúng ta phải quản lý tốt các loại dịch hại này từ khâu đầu canh tác như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, chọn giống để hạn chế dịch hại không có cơ hội phát triển.

– Biện pháp vệ sinh đồng ruộng: Trước khi trồng cần thu gom và tiêu hủy tất cả tàn dư thực vật trên đồng ruộng, vì đây là những điểm tiềm ẩn có lợi cho dịch hại có cơ hội phát triển.

– Biện pháp canh tác: Có thể phủ bạt plastic, lưu ý để màu ánh bạc phía trên để ánh sáng mặt trời phản chiếu tốt hơn, xua đuổi được côn trùng. Cách này cũng hạn chế cỏ dại trên luống trồng, đồng thời chúng ta sẽ giảm được chi phí đầu tư thuốc cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.

– Biện pháp chăm sóc phòng trừ dịch hại: Cần thường xuyên thăm ruộng và xử lý thuốc kịp thời, nếu chúng ta phát hiện dịch hại trễ thì rất khó khống chế đối tượng gây hại, lúc đó lượng thuốc sử dụng phải tăng, công phun thuốc tăng và có nghĩa là khả năng ô nhiễm môi trường sẽ tăng. Ví dụ đối với bọ trĩ làm cho cây bị chùn đọt, không vươn lóng, khi kiểm tra 5 lá từ đọt cây mà thấy có 2 con/1 lá thì phun thuốc trừ bọ trĩ ngay, ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học như VIMATOX 1.9EC, VIBAMEC 1.8-3.6- 5.5 EC, VIMATRINE 0.6L…

Leave a Reply