Lá xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu nhạt, lớn dần, có đường kính từ 1mm-5mm. Mép đốm màu nâu đỏ, giữa đốm màu trắng xám hoặc nâu sẫm, trên đốm có nhiều chấm đen. Do các đốm liền nhau nên thường tạo thành đốm lớn khô.
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Ascochyta cycadina Scalia thuộc lớp bào tử xoang, bộ vỏ cầu. Các đốm đen là vỏ bào tử. Nấm qua đông trên lá bệnh, sang xuân bắt đầu lây lan, phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 28oC. Mùa nắng và mưa nhiều bệnh phát rất mạnh, gây hại từ tháng 5-11, hại mạnh nhất vào tháng 8-9.
Biện pháp phòng trừ
Chọn đất hơi chua, đất cát để trồng, tránh trồng nơi trũng nước. Đặt cây vạn tuế ở nơi thông thoáng, đủ sáng, bón phân chuồng hoai. Khi lá mới mọc, cắt bỏ lá già để tăng sức chống chịu bệnh. Khi bệnh phát thì phun thuốc Nano Bạc hoặc Daconil hoặc Super Tank, cứ 10 ngày phun 1 lần.
Rệp sáp mềm nâu
Nguyên nhân gây bệnh
Do rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum L.) thuộc bộ cánh đều, họ rệp sáp. Rệp trưởng thành dài 3-4mm, thân dẹt, hình trứng, lưng nhiều gai nhỏ. Rệp con hình bầu, đuôi dài, dẹt, màu xanh vàng nhạt, mép thân có lông. Rệp đẻ năm 3-4 lứa. Lứa thứ nhất vào cuối tháng 5, lứa 2 vào tháng 7, lứa 3 vào tháng 10. Rệp qua đông trên cành lá non. Rệp có thiên địch là loài bọ rùa.
Phương pháp phòng trừ
Phun thuốc Classico hoặc Vua Sâu Rệp.
Rệp tròn nâu đen
Nguyên nhân gây bệnh
Rệp tròn nâu đen có tên khoa học là Chrysomphalus ficus ashm. Rệp cái hình tròn, lồi lên ở giữa, màu tím xen nâu đen, mép màu trắng hoặc xám.
Rệp đực hình bầu dục cùng màu với rệp cái. Rệp non tuổi 1 hình trứng, màu vàng cam, có 3 đôi chân, 1 đôi râu đầu, đuôi có 1 đôi lông dài.
Rệp con tuổi 2 chỉ còn lại ngòi hút; râu, đầu, đuôi, chân đều mất đi. Mỗi năm đẻ 5-6 lứa, sau khi nở rệp con bò khắp nơi. Rệp này thường bị ong ký sinh, bị bọ rùa và chuồn chuồn cỏ bắt ăn.