1. Tính vị
Vị đắng, tính mát.
2. Quy kinh
Chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép về vấn đề này.
3. Tác dụng dược lý
Những tác dụng của khổ qua rừng được cả y học cổ truyền và Tây y ghi nhận:
Theo y học cổ truyền:
- Mướp đắng rừng không độc, có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm.
- Đáp ứng trong các trường hợp say nắng, bọ mụn nhọt, sốt hay viêm nhiễm…
- Thường xuyên sử dụng loại thảo dược này còn giúp giảm stress, tinh thần sảng khoái, tốt cho da.
- Dân gian thường sử dụng mướp đắng rừng để chữa các bệnh về gan, đau bụng, viêm họng, hạ đường huyết…
Theo y học hiện đại:
- Kích hoạt một số enzyme có tác dụng vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Từ đó có thể kiểm soát tốt hơn chỉ số đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và tốt cho tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ gặp các vấn đề về tim.
- Hàm lượng vitamin C và protein dồi dào trong khổ qua rừng giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Từ đó giúp cho tế bào miễn dịch tiêu có thể tiêu diệt các tế bào gây ung thư.
- Thành phần protein tương tự như hoạt chất Alkaloid trong nước cốt mướp đắng rừng còn giúp tăng cường chức năng nuốt của thực bào.
- Các vitamin và khoáng chất trong thảo dược này còn hỗ trợ thải độc cho gan, chuyển chất độc đến thận rồi từ từ loại bỏ ra ngoài nhanh chóng.
4. Cách dùng – liều lượng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng theo nhiều cách khác nhau. Có thể là sắc nước uống, nước tắm hay chế biến thành món ăn. Dùng ở cả dạng khô hay dạng tươi đều mang đến những tác dụng tốt.
Về liều lượng hiện vẫn chưa có giới hạn cho định mức sử dụng khổ qua rừng. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng, dùng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.