Home / Quy trình sử dụng thuốc BVTV / KĨ THUẬT TRỒNG TỎI TẠI NHÀ

KĨ THUẬT TRỒNG TỎI TẠI NHÀ

KĨ THUẬT TRỒNG TỎI TẠI NHÀ


Tỏi là một món ăn gia vị phổ biến. Người ta thưừng dùng tỏi để pha chế các loại nước chấm, xào nấu, muối dưa hoặc ăn sống để chữa bệnh. Trong tỏi có chất alixin có tác dụng diệt khuẩn. Trong y học, người ta dùng tỏi để trị bệnh thương hàn, tả lỵ, bạch hầu. Tỏi còn chữa đầy hơi bằng cách ăn trực tiếp hoặc giã nhỏ xoa vào bụng. Khi cảm cúm thì ăn tỏi hoặc uống rượu tỏi cũng khỏi.

1. Đặc điểm sinh học.

Tỏi thuộc họ hành tỏi, tên khoa học là Alium sativum (L).
Tỏi thuộc cây thân cỏ, mọc hàng năm, lá dẹp và dày. Củ tỏi nằm phía dưới mặt đất, củ chia thành nhiều múi nhỏ. Củ tỏi màu trắng nhạt, các múi có mùi hăng, vị cay, tính nóng. Hoa tỏi mọc ra trên một cuống hoa dài. Cuống hoa mọc trực tiếp từ củ tỏi. Hoa tỏi rộng ra hình tán, có củ tán giả trông giống hình cầu.
Tỏi là cây chịu lạnh tốt, cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 18 – 20°c, còn để tạo củ thì cần từ 20 – 22°c. Tỏi ưa ánh sáng dài ngày, nếu có đủ nắng trong 12 giờ / ngày thì cây sẽ ra củ nhanh. Tỏi cũng là loại cây ưa nước nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu thiếu nước cây sẽ đanh lại, củ nhỏ còn nếu thừa nước thì sẽ gây ra hiện tượng úng củ, thối củ làm cho củ không giữ được lâu.

* Tỏi được chia làm 2 loại:
– Tỏi trắng: lá xanh đậm, to bản, củ to, đường kính khoảng 4cm. Củ tỏi vỏ màu trắng nên gọi là tỏi trắng, loại tỏi này bảo quản kém.
– Tỏi tía: lá dầy, cứng màu xanh nhạt, củ chắc và cay; dọc thân gần củ có màu tía. củ tỏi tía nhỏ hơn củ tỏi trắng (đường kính 3,5 – 4cm). Tỏi tía có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều.

Tư vấn kĩ thuật: 0969.64.73.79